100 Ca dao tục ngữ, thành ngữ nói về tiết kiệm

Sưu tầm những ca dao tục ngữ về tiết kiệm có ý nghĩa thiết thực trong cuộc sống. Đây là một đức tính tốt nếu biết áp dụng đúng trong từng trường hợp.

Rất nhiều ca dao tục ngữ Việt Nam được tổng hợp để bạn có cái nhìn đúng đắn về sự tiết kiệm.

Những câu ca dao tục ngữ nói về tiết kiệm

Tiết kiệm đúng cách giúp bạn nhận được nhiều giá trị trong cuộc sống. Những người biết tiết kiệm, vun vén (nhưng không phải tằn tiện quá mức) hầu hết đều có của ăn của để.

Một số câu tục ngữ về tiết kiệm hay được tổng hợp như:

  1. Ăn ít no lâu, ăn nhiều chóng đói
  2. Ăn phải dành, có phải kiệm
  3. Áo vải cơm rau
  4. Bát ăn bát để
  5. Của ăn của để
  6. Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm
  7. Tích tiểu thành đại
  8. Góp gió thành bão
  9. Ăn chắc, mặc bền
  10. Năng nhặt chặt bị
  11. Ít chắt chiu hơn nhiều phung phí
  12. Bớt bát mát mặt
  13. Phí của trời, mười đời chẳng có
  14. Ăn cháo để gạo cho vay
  15. Kiến tha lâu cũng đầy tổ
  16. Tích cốc phòng cơ, tích y phòng hàn
  17. Tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống
  18. Có kiêng có lành, có dành có lúa
  19. Bóp mồm bóp miệng
  20. Của bền tại người.
  21. Thắt lưng buộc bụng
  22. Hà tiện mới giàu, cơ cầu mới có
  23. Ăn lấy chắc mặc lấy bền
  24. Buôn tàu buôn bè không bằng ăn dè hà tiện

Tổng hợp những câu tục ngữ về tiết kiệm ý nghĩa

Đức tính tốt đẹp này không chỉ được thể hiện trong tục ngữ, nhiều bài ca dao về tiết kiệm cũng được ông bà chỉ dạy cho con cháu:

  1. Ở đây một hạt cơm rơiNgoài kia bao hạt mồ hôi thấm đồng.
  2. Đi đâu mà chẳng ăn de,Đến khi hết của, ăn dè chẳng ra
  3. Còn gạo không biết ăn dèĐến khi hết gạo ăn dè chẳng ra
  4. Tiết kiệm sẵn có đồng tiềnPhòng khi túng lỡ không phiền lụy ai
  5. Làm người phải biết tiện tầnĐồ ăn thức mặc có ngần thì thôi.
  6. Giàu không hà tiện khó liền tayKhó không hà tiện khó ăn mày
  7. Được mùa chớ phụ ngô khoaiĐến khi thất bát lấy ai bạn cùng
  8. Mặt trời trực chỉ chân mâyCó hai con mắt ngủ ngày một con.
  9. Heo kia chẳng vỗ thời toTừng xu góp lại thành kho lúc nào.

Đức tính tiết kiệm cần được rèn dũa mỗi ngày. Cũng giống như việc rèn lời nói ứng xử thông qua những câu ca dao tục ngữ về lời nói hay sẽ giúp con người dần hoàn thiện.

Những câu ca dao tục ngữ nói về tính tiết kiệm thời gian hay

Ngoài việc tiết kiệm tiền bạc, lương thực thì thời gian cũng là thứ có hạn. Nếu không biết cách sử dụng sẽ vô cùng lãng phí mà không thể lấy lại được.

  1. Thời gian là vàng bạc
  2. Đời người có một gang tayAi hay ngủ ngày, còn có nửa gang
  3. Thời giờ thấm thoát thoi đưaNó đi đi mãi không chờ đợi ai.
  4. Mỗi năm, mỗi tuổi, mỗi giàChẳng lo liệu trước ắt là lụy sau.
  5. Thì giờ ngựa chạy tên bayNó đi đi mãi có chờ đợi ai.
  6. Ngày đi, tháng chạy, năm bayThời gian nước chảy chẳng quay được về.
  7. Thiên nhiên đẹp nhất lúc xuân sangĐời người đẹp nhất lúc xuân thì.
  8. Ai ơi, trẻ mãi ru mà,Càng đo đắn mãi càng già mất duyên.
  9. Tre già nhiều người chuộng,Người già ai chuộng làm chi.

Tiết kiệm thời gian chính là tiết kiệm tiền bạc, sức khỏe

Tiết kiệm thời gian không chỉ giúp ích cho mỗi cá nhân. Điều này còn thể hiện trách nhiệm trong công việc và tập thể. Khám phá thêm những câu ca dao tục ngữ về tinh thần trách nhiệm đúc kết từ kinh nghiệm cuộc sống.

10+ thành ngữ nói về tiết kiệm trong cuộc sống

Tiết kiệm không chỉ đi vào ca dao tục ngữ mà còn có nhiều câu thành ngữ được sử dụng thường xuyên trong cuộc sống. Con người, nếu làm ra mà không biết tiết kiệm sẽ không tích lũy được những giá trị cho bản thân:

  1. Ăn giả làm thật
  2. Làm khi lành để dành khi đau
  3. Nên ăn có chừng, dùng có mực.
  4. Chẳng lo trước, ắt lụi sau
  5. Làm khi lành để dành khi đau.
  6. Tích tiểu thành đại.
  7. Buôn tàu bán bè không bằng ăn dè hà tiện.
  8. Năng nhặt chặt bị.
  9. Kiến tha lâu cũng đầy tổ.
  10. Góp gió thành bão.

Việc ăn uống tiết kiệm là điều mỗi người đều có thể quản lý. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều câu ca dao tục ngữ về ăn được đúc kết từ kinh nghiệm của ông cha về vấn đề này.

Những câu ca dao tục ngữ nói về lãng phí

Trái nghĩa với tiết kiệm chính là hoang phí. Đây chính là nguồn gốc của nghèo nàn, khó khăn. Làm mà không biết giữ sớm muộn gì cũng lụi tàn.

Câu ca dao tục ngữ nói về sự hoang phí đã được ông bà đúc kết qua nhiều đời như:

  1. Tiêu tiền như rác
  2. Ăn hoang phá hoại
  3. Làm một tiêu mười
  4. Con nhà lính, tính nhà quan
  5. Để một thì giàu, chia nhau thì khó
  6. Kiếm một ăn muời
  7. Thừa giấy vẽ voi
  8. Lỗ hà ra lỗ hổng
  9. Ném tiền qua cửa sổ
  10. Đàn ông rộng miệng thì sangĐàn bà rộng miệng tan hoang cửa nhà.​
  11. Thừa tiền mua pháo đốt chơiPháo nổ lên trời, tiền vứt xuống ao
  12. Những người đói rách rạc dàiBởi phụ của trời, làm chẳng nên ăn
  13. Đời người có một gang tay,Ai hay ngủ ngày còn được nửa gang.
  14. Giàu đâu đến kẻ ngủ trưaSang đâu đến kẻ say sưa rượu chè.

Tổng hợp những câu ca dao tục ngữ nói về lãng phí

Những câu nói hay về tiết kiệm nên đọc

Ngoài những câu ca dao tục ngữ trái với tiết kiệm thì bạn cũng nên tìm hiểu những câu nói hay về đức tính này. Đây đều là lời nói của những người nổi tiếng được đúc kết qua kinh nghiệm thực tiễn:

  1. Đừng tiết kiệm thứ gì còn lại sau khi chi tiêu, mà hãy chi tiêu thứ gì còn lại sau khi tiết kiệm. – Warren Buffett
  2. Bạn phải sẵn sàng vất vả và chi tiêu tằn tiện để đưa được ý tưởng cất cánh. – Garrett Camp
  3. ” Tiết kiệm phải kiên quyết không xa xỉ. Việc đáng làm trong 1 giờ, mà kéo dài 2, 3 giờ, là xa xỉ. Hao phí vật liệu, là xa xỉ. Ăn sang mặc đẹp trong lúc đồng bào đang thiếu cơm, thiếu áo, là xa xỉ… Vì vậy xa xỉ là có tội với Tổ quốc, với đồng bào.”– Hồ Chí Minh
  4. “Cần mà không Kiệm, “thì làm chừng nào xào chừng ấy”. Cũng như một cái thùng không có đáy; nước đổ vào chừng nào, chảy ra hết chừng ấy, không lại hoàn không.” – Hồ Chí Minh
  5. Đối với mình – Phải siêng năng, không được lười biếng, ai lười biếng không làm được việc. Phải tiết kiệm, không xa xỉ, vì xa xỉ hoá ra tham lam, nhất là đối với tiền bạc của đoàn thể phải rất phân minh. – Chủ tịch Hồ Chí Minh
  6. Cần, Kiệm, Liêm, là gốc rễ của Chính. Nhưng một cây cần có gốc rễ, lại cần có cành, lá, hoa, quả mới là hoàn toàn. Một người phải
  7. Cần, Kiệm, Liêm, nhưng còn phải Chính mới là người hoàn toàn. – Chủ tịch Hồ Chí Minh
  8. Kiệm mà không Cần, thì không tăng thêm, không phát triển được. Mà vật gì đã không tiến tức phải thoái. Cũng như cái thùng chỉ đựng một ít nước, không tiếp tục đổ thêm vào, lâu ngày chắc nước đó sẽ hao bớt dần, cho đến khi khô kiệt. – Chủ tịch Hồ Chí Minh
  9. Người ta giàu vì biết lao động, giàu hơn nữa vì biết tiết kiệm chi tiêu. – Ngạn ngữ Thổ Nhĩ Kỳ
  10. Giàu sang chỉ đạt được nhờ những gì mà sự chăm chỉ kiếm ra và sự tằn tiện tiết kiệm. – John Tyler
  11. Một xu tiết kiệm là một xu kiếm được. – Benjamin Franklin
  12. Kiếm nhiều hết sức có thể. Tiết kiệm nhiều hết sức có thể. Đầu tư nhiều hết sức có thể. Cho đi nhiều hết sức có thể.” – John Wesley
  13. “Kẻ xa xỉ, thì giàu mà tiêu vẫn không đủ; kẻ kiệm ước, thì nghèo mà tiêu vẫn có thừa.” – Đàm Tử
  14. Hãy cẩn thận với những chi phí nhỏ. Một lỗ rò bé có thể làm đắm cả con tàu. – Benjamin Franklin
  15. Người giàu nhất là người tiết kiệm. Người nghèo nhất là người hà tiện.
  16. Thời gian quý giá hơn tiền bạc. Bạn có thể kiếm được nhiều hơn, nhưng bạn không thể có thêm được thời gian.
  17. Tiết kiệm là tập tính thì phải bắt đầu ngay khi còn nhỏ.
  18. Kẻ nào không biết giữ của cải nhỏ thì sẽ mất cái lớn. – Khuyết danh
  19. Tiết kiệm là cái kho vô tận của kẻ nghèo, hoang phí là cạm bẫy của kẻ giàu.
  20. Người ta làm giàu bằng mồ hôi và nước mắt và hơn thế nữa bằng sự tiết kiệm.
  21. Tính tiết kiệm có lợi cho chính bản thân nó.
  22. Tiết kiệm là một nghệ thuật lớn hơn cả việc kiếm tiền.
  23. Ai tiết kiệm tiền, người đó sống không thiếu thốn.
  24. Những ngôi nhà lớn được làm ra bởi sự tiết kiệm.
  25. “Tiết kiệm là một nghệ thuật lớn hơn cả việc kiếm tiền” – Ngạn ngữ Đức.

Xem những câu nói hay về tiết kiệm hay từ những người nổi tiếng

Tìm hiểu thêm những câu ca dao tục ngữ về lao động sản xuất để biết tiết kiệm của cải vật chất đã rất vấ vả mới có thể tạo ra.

Lời kết

Tổng hợp ca dao tục ngữ về tiết kiệm được Thepoetmagazine giới thiệu giúp bạn hình dung về đức tính tốt đẹp này. Có tích lũy mới khiến cuộc sống đầy đủ và có ý nghĩa.

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng là nhà khoa học hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực vi sinh vật học (wiki), với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho giáo dục và nghiên cứu. Ông là con trai Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân, thuộc gia đình nổi tiếng hiếu học. Giáo sư giữ nhiều vai trò quan trọng như Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, Đại biểu Quốc hội và đã được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân năm 2010.

Recent Posts

Sưu tầm thơ ngắn về mẹ và con gái, con trai hay nhất 2024

Thơ về mẹ là tuyển tập các bài thơ với nhiều tình cảm đặc biệt…

13 phút ago

Giải đáp tôm lột xác để làm gì? 5 cách kích thích tôm lột xác

Tôm lột xác là quá trình bắt buộc và không thể thiếu trong vòng đời…

1 giờ ago

Phong cách sáng tác của Nguyễn Trãi

Phong cách sáng tác của Nguyễn Trãi có sự kết hợp giữa tình cảm và suy…

1 giờ ago

5 phương pháp xử lý nước thải nuôi tôm hiệu quả

1. Nguyên nhân hình thành nước thải nuôi tôm Nghề nuôi tôm là nghề phổ…

2 giờ ago

Những câu nói líu lưỡi, lẹo lưỡi bậy tiếng Việt, tiếng Anh

Hằng ngày, những câu nói líu lưỡi khi nghe đến đã đủ làm cho mọi…

2 giờ ago

10 loại bệnh tôm thẻ chân trắng và cách phòng bệnh

1. Top 10 bệnh tôm thẻ chân trắng thường gặp nhất Bệnh tôm thẻ chân…

3 giờ ago

This website uses cookies.