Categories: Blog

100+ Ca dao tục ngữ về lời nói, giao tiếp ứng xử khôn khéo

Ca dao tục ngữ về giao tiếp được người xưa đúc kết mang những ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Có thể là một lời khen với những người ăn nói khôn khéo, tinh tế. Cũng có thể là câu châm biếm, ám chỉ những người vô duyên, không có ý tứ trong giao tiếp.

The POET magazine tổng hợp những câu ca dao tục ngữ về giao tiếp ứng xử để bạn có thể áp dụng trong từng trường hợp cụ thể.

Ca dao tục ngữ về lời nói hay nhất

Lời nói đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống giao tiếp hàng ngày. Chúng ta cần suy nghĩ trước sau, nói ra những lời hay ý đẹp, thể hiện sự tôn trọng với mọi người xung quanh.

Bên cạnh ca dao tục ngữ về tiết kiệm hay ca dao tục ngữ về ăn uống thì chủ đề về lời ăn tiếng nói cũng được nhiều người quan tâm. Dưới đây là những câu ca dao tục ngữ về lời nói hay nhất mà The POET magazine muốn chia sẻ đến bạn đọc:

Câu tục ngữ hay về lời nói

Tục ngữ Việt Nam là những câu nói ngắn gọn nhưng mang ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Khám phá ngay những câu tục ngữ về lời nói hay nhất:

  1. Lời nói, gói vàng
  2. Lời chào cao hơn mâm cổ
  3. Ăn ngay nói thật, mọi tật mọi lành.
  4. Một lời nói dối, sám hối bảy ngày.
  5. Ăn có nhai, nói có nghĩ.
  6. Ăn bớt bát, nói bớt lời.
  7. Đa ngôn, đa quá.
  8. Lưỡi sắc hơn gươm.
  9. Lời nói đọi máu.
  10. Lời nói không cánh mà bay.
  11. Ăn đàn sóng, nói đàn gió.
  12. Ăn ngay nói thật, mọi tật mọi lành.
  13. Học ăn học nói học gói học mở.
  14. Nói một đàng làm một nẻo.
  15. Lời nói không đi đôi với việc làm.
  16. Một lời nói dối, sám hối bảy ngày.
  17. Một câu nhịn bằng chín câu lành.

Những câu ca dạo tục ngữ về lời nói mang ý nghĩa sâu sắc

Câu ca dao hay về tiếng nói

Ca dao về tiếng nói dạy chúng ta những điều hay, lẽ phải trong giao tiếp hàng ngày. Những câu nói không chỉ hay về vần điệu mà còn mang tính giáo dục, răn dạy sâu sắc.

Dưới đây là những câu ca dao hay về tiếng nói được lưu truyền từ đời này sang đời khác và sử dụng trong đời sống hàng ngày của người Việt:

  1. Đất tốt trồng cây rườm ràNhững người thanh lịch nói ra dịu dàng
  2. Người thanh tiếng nói cũng thanhChuông kêu chuông đánh bên thành cũng kêu
  3. Chim ngu ăn mận ăn meNgười ngu ăn nói chua lè mắm tôm
  4. Hoa thơm ai chẳng nâng niuNgười khôn ai chẳng kính yêu mọi bề
  5. Lời nói chẳng mất tiền muaLựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
  6. Ngày thường chả mất nén hươngĐến khi gặp chuyện ôm lưng thầy chùa
  7. Cười người chớ vội cười lâuCười người hôm trước hôm sau người cười
  8. Khôn ngoan, chẳng lọ nói nhiều,Người khôn, nói một vài điều cũng khôn
  9. Chim khôn, tiếc lôngNgười khôn, tiếc lời.
  10. Vàng thời thử lửa, thử thanChuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời.
  11. Người thanh, tiếng nói cũng thanhChuông kêu, khẽ đánh bên thành cũng kêu.
  12. Vàng sa xuống giếng, khôn tìmNgười sa lời nói, như chim sổ lồng
  13. Tu thân rồi mới tề giaLòng ngay nói thật, gian tà mặc ai
  14. Chim khôn chưa bắt đã bayNgười khôn ít nói, ít hay trả lời

Ca dao về tiếng nói dạy chúng ta những điều hay, lẽ phải trong giao tiếp hàng ngày

Ca dao tục ngữ về giao tiếp ứng xử

Những câu ca dao tục ngữ về giao tiếp ứng xử hay, ý nghĩa được The POET magazine tổng hợp:

  1. Khó mà biết lẽ biết lờiBiết ăn biết ở hơn người giàu sang
  2. Lên xe nhường chỗ bạn ngồiNhường nơi bạn dựa nhường lời bạn thưa
  3. Kim vàng ai nỡ uốn câuNgười khôn ai nỡ nói nhau nặng lời
  4. Nói lời phải giữ lấy lờiĐừng như con bướm đậu rồi lại bay
  5. Nói chín thì phải làm mườiNói mười làm chín kẻ cười người chê
  6. Người khôn ăn nói nửa chừngĐể cho người dại nửa mừng nửa lo
  7. Rượu lạt uống lắm cũng sayNgười khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm.
  8. Sảy chân, gượng lại còn vừa,Sảy miệng, biết nói làm sao bây giờ.
  9. Kim vàng ai nỡ uốn câuNgười khôn ai nỡ nói nhau nặng lời
  10. Thổi quyên, phải biết chiều hơiKhuyên người, phải biết lựa lời khôn ngoan.
  11. Rượu nhạt, uống lắm cũng sayNgười khôn nói lắm, dẫu hay cũng nhàm.
  12. Roi song đánh đoạn thời thôiMột lời xiết cạnh, muôn đời chẳng quên.
  13. Ăn lắm, thì hết miếng ngonNói lắm, thì hết lời khôn hóa rồ.
  14. Lời nói không mất tiền muaLựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
  15. Một thương tóc bỏ đuôi gàHai thương ăn nói mặn mà, có duyên​

Ca dao tục ngữ về giao tiếp ứng xử giữa người với người

Thành ngữ nói về sự khôn khéo

Khôn khéo thể hiện sự khôn ngoan, khéo léo trong giao tiếp, ứng xử hàng ngày. Người khôn khéo thường được nhiều người yêu quý nhờ cách cư xử tinh tế, biết trên biết dưới, ăn nói dễ nghe.

Dưới đây là thành ngữ nói về sự khôn khéo thường được sử dụng trong đời sống hàng ngày:

  1. Lạt mềm buộc chặt
  2. Đẻ sau khôn trước
  3. Chim khôn kêu tiếng rảnh rangNgười khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.
  4. Canh suông khéo nấu thì ngonMẹ già khéo nói thì con đắt chồng
  5. Khôn khéo lấy miệng mà sai,Vụng dại lấy vai mà đỡ..
  6. Giàu tặng của, khôn tặng lời
  7. Người khôn thì lại chóng giàNgười dại luẩn quẩn vào ra tối ngày.
  8. Cây khô chết đứng giữa đồngNàng dâu khôn khéo mẹ chồng vẫn chê
  9. Khôn khéo vá may, vụng về cày cấy.
  10. Gió đẩy đưa lược thưa uốn éoĐem em về sửa khéo dạy khôn.

Câu thành ngữ nói về sự khôn khéo

7 câu thành ngữ về giao tiếp được sử dụng nhiều

Những câu thành ngữ về giao tiếp thường được sử dụng trong đời sống hàng ngày:

  1. Lời hay, lẽ phải
  2. Im lặng là vàng
  3. Ăn vóc học hay
  4. Dĩ hòa vi quí
  5. Cái miệng hại cái thân
  6. Biết nhiều nói ít
  7. Lưỡi không xương, trăm đường lắt léo

Những câu tục ngữ nói về người vô duyên

Bên cạnh người khôn khéo, tế nhị trong giao tiếp thì chắc hẳn bạn đã không ít lần gặp phải những người kém duyên. Vậy trong những người hợp như thế thì nên sử dụng câu ca dao, tục ngữ nào?

Câu ca dao, tục ngữ nói về người vô duyên

Dưới đây là những câu tục ngữ nói về người vô duyên mà bạn có thể tham khảo:

  1. Vô duyên lưng đã đi khòmChạc mũi đã sứt, cái mồm lại sưng
  2. Vô duyên dầu bận áo saÁo ra đằng áo, người ra đằng ngườiCó duyên dầu bận áo tơiĐầu đội nón cời, duyên vẫn hoàn duyên
  3. Xa sông, xách nước bằng chìnhSẩy tay rớt xuống, gẫm mình vô duyên
  4. Vô duyên lấy phải vợ giàĂn cơm phải đút, xin bà nuốt nhanhVô phúc lấy phải trẻ ranhVừa chơi, vừa phá tung hoành tứ tung
  5. Gá duyên chồng vợ không thànhTrèo lên cây mít, xích ra nhành buông tay
  6. Trai bất tài chưa làm đã hỏiGái vô duyên chưa nói đã cười
  7. Trông chồng mà chẳng thấy chồngĐã đành một nỗi má hồng vô duyên
  8. Có mười thì tốt, có một vô duyên
  9. Vô duyên, vô phúc, múc phải anh chồng già,Ra đường người hỏi rằng cha hay chồng?Nói ra đau đớn trong lòng,Ấy cái nợ truyền kiếp, có phải chồng em đâu!
  10. Vô duyên mới lấy chồng khòm,Mai sau nó chết, cái hòm khum khum.
  11. Hoa thơm mất nhụy đi rồiDù rằng trang điểm cũng người vô duyên
  12. Vô doan xấu số mắc phải anh chồng khòmTới chừng nó chết cái hòm cong cong
  13. Thà rằng chịu cảnh gông xiềngCòn hơn có vợ cười vô duyên trong nhà
  14. Đàn bà yếu chân mềm tay,Làm ăn chẳng được, lại hay nỏ mồm
  15. Đất xấu, trồng cây ngẳng nghiuNhững người thô tục, nói điều phàm phu.
  16. Nói người, chẳng nghĩ đến taThử sờ lên gáy, xem xa hay gần

Câu tục ngữ nói về người vô duyên. có che dấu thì cũng không hết

Câu thành ngữ chỉ người vô duyên

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm một số câu thành ngữ chỉ người vô duyên như:

  1. Vô duyên chưa nói đã cườiChưa đi đã chạy là người vô duyên
  2. Đàn bà chẳng phải đàn bàThổi cơm cơm khét, muối cà cà ôi.
  3. Em là con gái nhà quê,Ăn trưa, ngủ sớm ngồi lê nẫu cười
  4. Vô duyên mua phải gương mờBao giờ gương vỡ mà mua gương lành
  5. Vô duyên xấu số đã đenĐược hai anh rể thợ kèn cả hai
  6. Vô duyên lấy phải chồng giàKêu chồng thì lỡ kêu cha bạn cười
  7. Những cô chưa nói đã cườiChưa đi đã chạy là người vô duyên

Lời kết

Ca dao tục ngữ về giao tiếp mà ông bà ta để lại nhằm răn dạy con cháu phải biết lễ phép, ăn nói có trước có sau, suy nghĩ kỹ càng. Trang tổng hợp ca dao hay nhất The POET magazine thường xuyên cập nhật những bài viết hay về ca dao tục ngữ Việt Nam đến bạn đọc mỗi ngày.

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng là nhà khoa học hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực vi sinh vật học (wiki), với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho giáo dục và nghiên cứu. Ông là con trai Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân, thuộc gia đình nổi tiếng hiếu học. Giáo sư giữ nhiều vai trò quan trọng như Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, Đại biểu Quốc hội và đã được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân năm 2010.

Recent Posts

Lãn công hay lãng công đúng chính tả? Nghĩa là gì?

Lãn công hay lãng công từ nào đúng chính tả là thắc mắc của nhiều…

35 phút ago

Hóa chất Đông Á – Nâng tầm chất lượng với hệ thống chứng chỉ hàng đầu

Hệ thống chứng nhận uy tín là minh chứng cho chất lượng và uy tín…

36 phút ago

Con ngang hay con ngan đúng chính tả? Nghĩa là gì?

Con ngang hay con ngan viết đúng chính tả là thắc mắc của nhiều người.…

2 giờ ago

Tình hình xuất khẩu tôm từ 3 thị trường lớn trên thế giới đầu năm 2024

Theo VASEP - Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, hãy…

2 giờ ago

Tìm hiểu tiểu sử, sự nghiệp

Giới thiệu về tác giả Tố Hữu giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn…

3 giờ ago

Tiềm năng phát triển của công nghiệp hóa chất Việt Nam

Ngành hóa chất được dự báo sẽ phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.…

3 giờ ago

This website uses cookies.