Tập thơ Huy Cận – nơi con chữ thẫm đẫm một nỗi sầu vạn kỉ

Say mê sống và cũng say mê sáng tạo, Huy Cận là người đam mê thơ ca từ nhỏ. Có lẽ không chỉ vì không khí gia đình, quê hương mà vì ông có một tâm hồn nhạy cảm. Thơ ông mang nét trầm buồn của thế hệ. “Nhà thơ đã gọi dậy cái hồn buồn của Đông Á… đã khơi lại cái mạch sầu mấy nghìn năm vẫn ngấm ngầm trong cõi đất này.”(Hoài Thanh). Cùng LVT Education chia sẻ tuyển tập thơ Huy Cận hay nhất sau đây để cảm nhận bạn nhé !

Bài viết cùng chủ đề:

1. Đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Huy Cận

1.1 Tiểu sử:

Huy Cận tên đầy đủ là Cù Huy Cận, ông sinh năm 1919 tại xã Ân Phú, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh trong một gia đình nhà nho nghèo.

Ngày còn bé Huy Cận học ở quê, sau vào Huế học trung học, đậu tú tài Pháp; rồi ra Hà Nội học trường Cao đẳng Canh nông. Trong thời gian học Cao đẳng, ông ở phố Hàng Than cùng với Xuân Diệu. Từ năm 1942, ông tham gia phong trào sinh viên yêu nước và Mặt trận Việt Minh, Huy Cận đã tham dự Quốc dân đại hội ở Tân Trào (tháng 8 năm 1945) và được bầu vào Ủy ban Giải phóng (tức Chính phủ Cách mạng lâm thời sau đó). Huy Cận cũng từng cộng tác với nhóm Tự Lực Văn Đoàn.

Chân dung nhà thơ Huy Cận

Sau cách mạng tháng 8, Huy Cận giữ nhiều trọng trách quan trọng trong chính quyền cách mạng. Sau này ông làm thứ trưởng Bộ Văn Hóa, rồi Bộ trưởng đặc trách văn hóa Thông tin trực thuộc Hội đồng bộ trưởng trong chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phụ trách công tác văn hóa và văn nghệ.

Từ năm 1984, ông là chủ tịch Ủy ban Trung ương Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam. Ngoài ra, ông còn là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I,II và VII. Tháng 6, năm 2001, ông được bầu làm viện trưởng Viện hàn lâm Thơ Thế giới.

Huy Cận mất ngày 16, tháng 2, năm 2006, tại Hà Nội.

Các giải thưởng:

  • Năm 1996, Huy Cận đã được Nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
  • Tháng 06/2001, Huy Cận được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Thơ Thế giới.
  • Ngày 23/02/2005, ông được Nhà nước truy tặng Huân chương Sao Vàng.

1.2 Sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Huy Cận:

Sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Huy Cận chia thành hai giai đoạn:

– Giai đoạn trước tháng 8 năm 1945: Năm 1940, nhà thơ Huy Cận cho in tập thơ ” Lửa thiêng” gồm những bài đã đăng trên báo từ năm 1936-1940. Tập thơ này mang một nỗi buồn da diết, thiên nhiên thì bao la, hiu quạnh. Nhưng chính tập thơ này Huy Cận trở thành một trong những tên tuổi hàng đầu của phong trào Thơ Mới (1932-1941) lúc bấy giờ. Ông còn nhiều tập thơ khác được in trên báo. Các tác phẩm như Kinh cầu tự (1942, văn xuôi triết lí) và Vũ trụ ca (thơ đăng báo 1940-1942)… đã mang một một màu sắc tươi mới hơn.

– Giai đoạn sau tháng 8 năm 1945: Giai đoạn này thơ của Huy Cận chủ yếu là hô hào, ngợi ca cuộc sống mới, con người mới, nên giá trị nghệ thuật không cao. Ông cũng sáng tác một số tác phẩm về biển. Các tập thơ như: Trời mỗi ngày lại sáng, NChiến trường gần đến chiến trường xa, Đất nở hoa, Bài thơ cuộc đời, Hai bàn tay em (thơ thiếu nhi), Họp mặt thiếu niên anh hùng, Những người mẹ, những người vợ, Ngày hằng sống ngày hằng thơ, Ngôi nhà giữa nắng, Hạt lại gieo, hững năm sáu mươi.

1.3 Các tác phẩm chính:

– Trước cách mạng tháng 8 có những tập thơ tiêu biểu: Lửa thiêng(1940), Vũ trụ ca(1942) và 2 tập văn xuôi: Tâm sự gái già (1940), Kinh cầu tự (1942)

– Sau cách mạng tháng 8 gồm những tập thơ tiêu biểu: Trời mỗi ngày lại sáng(1958), Đất nở hoa(1960), Hai bàn tay em (1967), Hạt lại gieo (1984) và nhiều tác phẩm khác.

Có thể bạn quan tâm:

2. Tập thơ Huy Cận trước cách mạng tháng Tám mang nỗi sầu

Trước cách mạng tháng Tám Huy Cận viết khá nhiều, nổi lên với hai tập thơ “Lửa thiêng”(1940) và “Vũ trụ ca”(1942). Ở giai đoạn này, thơ của ông mang nỗi buồn man mác, thiên nhiên thì bao la, hiu quạnh. Tuy nhiên, những tác phẩm của ông ở giai đoạn đã đạt giá trị nghệ thuật đỉnh cao. Chính tập thơ “Lửa thiêng” đã mang tên tuổi của Huy Cận trở thành một trong những nhà thơ hàng đầu của phong trào Thơ Mới (1932-1941) lúc bấy giờ. Cùng chia sẻ tập thơ Huy Cận trước cách mạng tháng Tám sau đây để cảm nhận bạn nhé !

Tràng giang

tho-Huy-Can-01

Bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,Con thuyền xuôi mái nước song song.Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;Củi một cành khô lạc mấy dòng.

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiềuNắng xuống, trời lên sâu chót vót;Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.

Bèo giạt về đâu, hàng nối hàng;Mênh mông không một chuyến đò ngang.Không cầu gợi chút niềm thân mật,Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.Lòng quê dợn dợn vời con nước,Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

READ Thơ về rượu và tình yêu, thơ về rượu bia thả thính siêu Chất

Ngậm Ngùi

Nắng chia nửa bãi, chiều rồi…Vườn hoang trinh nữ xếp đôi lá rầu.Sợi buồn con nhện giăng mau,Em ơi! Hãy ngủ… anh hầu quạt đây.Lòng anh mở với quạt này,Trăm con chim mộng về bay đầu giường.Ngủ đi em, mộng bình thường!Ru em sẵn tiếng thuỳ dương mấy bờ…Cây dài bóng xế ngẩn ngơ…- Hồn em đã chín mấy mùa thương đau?Tay anh em hãy tựa đầu,Cho anh nghe nặng trái sầu rụng rơi…

Áo Trắng

Áo trắng đơn sơ, mộng trắng trong,Hôm xưa em đến, mắt như lòngNở bừng ánh sáng. Em đi đến,Gót ngọc dồn hương, bước toả hồng.

Em đẹp bàn tay ngón ngón thon;Em duyên đôi má nắng hoe tròn.Em lùa gió biếc vào trong tócThổi lại phòng anh cả núi non.

Em nói, anh nghe tiếng lẫn lời;Hồn em anh thở ở trong hơi.Nắng thơ dệt sáng trên tà áo,Lá nhỏ mừng vui phất cửa ngoài.

Đôi lứa thần tiên suốt một ngày.Em ban hạnh phúc chứa đầy tay.Dịu dàng áo trắng trong như suốiToả phất đôi hồn cánh mộng bay.

Buồn Đêm Mưa

Đêm mưa làm nhớ không gianLòng run thêm lạnh nỗi hàn bao la…

Tai nương nước giọt mái nhàNghe trời nằng nặng, nghe ta buồn buồn

Nghe đi rời rạc trong hồnNhững chân xa vắng dặm mòn lẻ loi…

Rơi rơi… dìu dịu rơi rơi…Trăm muôn giọt nhẹ nối lời vu vơ…

Tương tư hướng lạc phương mờ…Trở nghiêng gối nặng hững hờ nằm nghe

Gió về, lòng rộng không cheHơi may hiu hắt bốn bề tâm tư…

Vạn Lý Tình

Người ở bên trời ta ở đây;Chờ mong phương nọ, ngóng phương nầy.Tương tư đôi chốn, tình ngàn dặm,Vạn lý sầu lên núi tiếp mây.

Nắng đã xế về bên xứ bạn;Chiều mưa trên bãi, nước sông đầy.Trông vời bốn phía không nguôi nhớ,Dơi động hoàng hôn thấp thoáng bay.

Cơn gió hiu hiu buồn tiễn biệt,Xa nhau chỉ biết nhớ vơi ngày.Chiếu chăn không ấm người nằm một -Thương bạn chiều hôm, sầu gối tay.

Tình Tự

Sáng hôm nay hồn em như tủ áo,Ý trong veo là lượt xếp từng đôi.Áo đẹp chưa anh! Hoa thắm thêu đời,Áo mơ ước anh bận giùm chiếc nhé.Vàng rạng cùng xanh, hồng cười với tía,Xin mời anh chọn hình sắc yêu đương.Hồn em đây đủ muôn ánh nghê thường,Anh hãy bận hồn em màu sáng chói.

Anh có biết hôm nay là ngày hộiCủa lòng ta. Em trần thiết, trang hoàng.Anh đã về; em nghe dưới chân vangHoa lá nở với chuông rền giọng thắm.Thủa chờ đợi, ôi, thời gian rét lắm,Đời tàn rơi cùng sao rụng cảnh canh thâu;Và trăng lu xế nửa mái tình sầu,Gió than thở biết mấy lời van vỉ?

Lòng em nhớ lòng anh từ vạn kỷ,Gặp hôm nay nhưng hẹn đã ngàn xưa.Yêu giữa đời mà hồn ở trong mơ,Tình rộng quá, đời không biên giới nữa.Đây cửa mộng lòng em, anh hãy mở.Màu thanh thiên rời rợi, gió long lanh:Hồn nhớ thương em dệt áo dâng anh

Chiêm Bao

Chiêm bao thỉnh thoảng em vềMắt còn toả mộng cuồng mê thuở đầu.Gặp nhau không ngợ ngàng nhauMá xuân trời cũ động màu ráng xưaChiêm bao yêu muộn nhớ thừaLà nơi họp mặt ngày đưa tiễn rồi.Thân dù sông núi xa xôiGiấc mơ qua lại lứa đôi tự tìnhYêu nhau nhớ dáng tưởng hìnhChiêm bao em có một mình chăng em?Đời buồn lạnh gối đêm đêmBiệt ly gì mộng! Nhớ tìm thăm nhau.

Muộn Màng

Anh biết yêu em đã muộn màngNhìn em trăm bận chỉ nhìn ngangBiết rằng nhìn thẳng thêm đau đớnAnh sợ tình ta sẽ dở dang

Muốn trốn em, mà trốn được nàoMắt em thầm gọi sắc như daoMỗi lần gặp lại lòng đau điếngTrốn cả lòng anh, trốn được sao!

Em hỡi lòng anh yêu đã sâuYêu em ngay tự thuở ban đầuGặp em như nén lòng anh lạiEm đẹp, lòng anh lại nhói đau

Em hỡi! Yêu nhau chẳng muộn màngLửa bền trong đá mấy muôn nămLửa đôi ta chẳng cùng nhau đượmSẽ đốt lòng ta ra bụi than.

Tình Đau Một Thuở

1. Trưa nay suối biết nỗi niềmVui này đã nguyện đến tìm nước đưaLòng vui lừng suối ban trưaNghìn năm rồi lại mơ hồ chiêm bao

2. Đã rằng nương bóng trăng thanhĐêm đêm em đến thăm tình có taTa còn, em cũng chưa xaYêu nhau kẻ thực, người ma, não lòng!

3. Giã từ, từ giã hoa ân áiMột nửa tàn phai, một nửa tươiMôi cắn máu thâm cho khỏi khócYêu em anh lại ngẩn ngơ cười.

Tâm Sự

Chiều ơi! Hãy xuống thăm ta với!Thiên hạ lìa xa, đời trống không.Nắng xế ngậm ngùi trên mái cũ;Đìu hiu bên phố, nhớ bên lòng.

Ta biết quen chiều tự thuở xưa,Tim nghe xa vắng rộng không bờMột ngày trời đẹp bâng khuâng quá:Ấy buổi đầu tiên bạn bút tờ.

Đã mấy năm rồi thơ nở hoa,Trang vui cũng lúc lệ buồn nhoà.Dòng đời cũng nặng sầu lưu thuỷ,Tóc nặng sầu tư gió thổi tà.

Chiều ơi! Gặp gỡ đã đòi cơn,Sương lạnh dồn thêm lệ tủi hờn,Một buổi xưa kia phòng vắng bạn,Đó ngày quen biết với cô đơn.

Có lúc xa người, bởi quá yêu,Than ôi! Sông núi lại buồn nhiều.Mây xa lạc gió bên trời vắng,Đời bạt lòng ta, – lại gặp nhiều.

Kể lể tâm hồn đã bấy lâu:Hôm nay nhìn lại nhớ thương đầu,Một mình cũng muốn câu tâm sự:Chiều xuống cùng ta đặng có nhau.

Giấc Ngủ Chiều

(Tặng Hoàng Đạo)

Thức dậy, nắng vàng ngang mái nhạt,Buồn gieo theo bóng lá đung đưaBên thềm, – Ai nấn lòng tôi rộng,Cho trải mênh mông buồn xế trưa.

Than ôi, trời đẹp nhưng trời buồn,Như cảnh tươi màu rạp cải lương.Tôi đội tang đen cùng mũ trắng,Ra đi không hẹn ở trên đường.

Rưng rưng hoa phượng màu thương nhớ;Son đậm bên thành một sắc xưa;Cánh rực đòi cơn rơi lối đỏ,Bên chân ghi đọng dấu bao giờ.

Không khí vờn xoay, mộng rã tan;Tưởng như tim đã cũ muôn vàn.- Thâu qua cái ngáp dài vô hạnHình ảnh lung linh vũ trụ tàn.

3. Tập thơ Huy Cận sau cách mạng tháng Tám mang niềm vui phơi phới

Nếu như trước cách mạng tháng Tám, hồn thơ của Huy Cận mang nỗi buồn vạn kỉ thì sau cách mạng tháng Tám, thơ ông lại phơi phới niềm vui, tràn đầy sức sống. Giai đoạn này thơ của Huy Cận chủ yếu là hô hào, ngợi ca cuộc sống mới, con người mới nên giá trị nghệ thuật không cao. Sau đây là một số bài thơ tiêu biểu của Huy Cận sau cách mạng tháng Tám mà LVT Education đã sưu tầm được.

READ Thơ ngôn tình Trung Quốc, thơ hay trong phim cổ trang

Đoàn thuyền đánh cá

tho-huy-can 2

Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận

Mặt trời xuống biển như hòn lửaSóng đã cài then, đêm sập cửa.Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng,Cá thu biển Đông như đoàn thoiĐêm ngày dệt biển muôn luồng sáng.Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!

Thuyền ta lái gió với buồm trăngLướt giữa mây cao với biển bằng,Ra đậu dặm xa dò bụng biển,Dàn đan thế trận lưới vây giăng.

Cá nhụ cá chim cùng cá đé,Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé,Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long.

Ta hát bài ca gọi cá vào,Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao,Biển cho ta cá như lòng mẹ,Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.

Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng,Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng,Vảy bạc đuôi vàng loé rạng đông,Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.

Câu hát căng buồm với gió khơi,Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.Mặt trời đội biển nhô màu mớiMắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.

Các vị La Hán chùa Tây Phương

Các vị La Hán chùa Tây PhươngTôi đến thăm về lòng vấn vương.Há chẳng phải đây là xứ Phật,Mà sao ai nấy mặt đau thương?

Đây vị xương trần chân với tayCó chi thiêu đốt tấm thân gầyTrầm ngâm đau khổ sâu vòm mắtTự bấy ngồi y cho đến nay.

Có vị mắt giương, mày nhíu xệchTrán như nổi sóng biển luân hồiMôi cong chua chát, tâm hồn héoGân vặn bàn tay mạch máu sôi.

Có vị chân tay co xếp lạiTròn xoe tựa thể chiếc thai nonNhưng đôi tai rộng dài ngang gốiCả cuộc đời nghe đủ chuyện buồn…

Các vị ngồi đây trong lặng yênMà nghe giông bão nổ trăm miềnNhư từ vực thẳm đời nhân loạiBóng tối đùn ra trận gió đen.

Mỗi người một vẻ, mặt con ngườiCuồn cuộn đau thương cháy dưới trờiCuộc họp lạ lùng trăm vật vãTượng không khóc cũng đổ mồ hôi.

Mặt cúi, mặt nghiêng, mặt ngoảnh sauQuay theo tám hướng hỏi trời sâuMột câu hỏi lớn. Không lời đápCho đến bây giờ mặt vẫn chau.

Có thực trên đường tu đến PhậtTrần gian tìm cởi áo trầm luânBấy nhiêu quằn quại run lần chótCác vị đau theo lòng chúng nhân?

Nào đâu, bác thợ cả xưa đâu?Sống lại cho tôi hỏi một câu:Bác tạc bấy nhiêu hình khổ hạnhThật chăng chuyện Phật kể cho nhau?

Hay bấy nhiêu hồn trong gió bãoBấy nhiêu tâm sự, bấy nhiêu đờiLà cha ông đó bằng xương máuĐã khổ, không yên cả đứng ngồi.

Cha ông năm tháng đè lưng nặngNhững bạn đương thời của Nguyễn DuNung nấu tâm can, vò võ tránĐau đời có cứu được đời đâu.

Đứt ruột cha ông trong cái thuởCuộc sống giậm chân hoài một chỗBao nhiêu hi vọng thúc bên sườnHéo tựa mầm non thiếu ánh dương.

Hoàng hôn thế kỷ phủ bao laSờ soạng cha ông tìm lối raCó phải thế mà trên mặt tượngNửa như khói ám, nửa sương tà.

Các vị La Hán chùa Tây Phương!Hôm nay xã hội đã lên đườngTôi nhìn mặt tượng dường tươi lạiXua bóng hoàng hôn, tản khói sương.

Cha ông yêu mến thời xưa cũTrần trụi đau thương bỗng hoá gần!Những bước mất đi trong thớ gỗVề đây, tươi vạn dặm đường xuân.

Con chim chiền chiện

Con chim chiền chiệnBay vút, vút caoLòng đầy yêu mếnKhúc hát ngọt ngào.

Cánh đập trời xanhCao hoài, cao vợiTiếng hót long lanhNhư cành sáng chói

Chim ơi, chim nóiChuyện chi, chuyện chi?Lòng vui bối rốiĐời lên đến thì…

Tiếng ngọc trong veoChim gieo từng chuỗiLòng chim vui nhiềuHát không biết mỏi

Chim bay, chim sàLúa tròn bụng sữaĐồng quê chan chứaNhững lời chim ca.

Bay cao, cao vútChim biến mất rồiChỉ còn tiếng hótLàm xanh da trời…

Con chim chiền chiệnHồn xanh quê nhàSáng nay lại hótTưng bừng lòng ta.

Giữa Lòng Thế Kỉ

Thế kỷ hai mươi!Ngươi mang trong lòng ngươiBao nhiêu mầm ung độc,Bao nhiêu nụ hồng đời.Sau lưng đêm nặng trùm chân núi,Trước ngực trăng dào dạt biển khơi.

Thế kỷ hai mươi!Chôn rau nhân loại trong tiền sử,Mà đến ngày nay khóc chửa thôi?Ta muốn ôm nguôi lòng thế kỷ,Tủi cực nghìn xưa thôi rên rỉ.Chuyên cần đất tốt hạt còn tươi.Ta ấp thời gian nở nụ cười.

Thế kỷ hai mươi!Bước đường đi đến nửa.Ta nhìn lên mặt trời,Vũ trụ chưa tàn lửa.

Hãy đem đốt bao nhiêu mầm thối rữa,Hãy đem nhen bao nhiêu bếp đang sôi;Đốt trăm bùa trên trăm ngàn thứ cửa,Hãy thanh quang soi rạng lại mặt Người.

Đường thế kỷToả nắng vàng bình trị.Men hân hoan đang sôi sục bàn chân.Ngày tuổi nhỏ giấc ngủ chiều ma quỷ,Tâm tư ơi! Đây ánh sáng trong ngần.

Thế kỷ hai mươi!Đã chết cả loài dơiBay sờ soạng trong hoàng hôn tàn tạ.Ta nghe hát trong trời xanh, trên hoa lá,Trong tâm tư một khúc hát tình khôi.Nằm giữa lòng thế kỷ,Nghe bay thoát lên tự lòng xương tuỷDòng tâm tư ấp úng buổi tiền thân.Nghe xương sống ca bài ca hùng vĩCủa ngàn muôn thế hệ ngẩng lên dần.

Thế kỷ hai mươi!Ngươi mang trong lòng ngươiBao nhiêu mầm ung độc,Bao nhiêu nụ hồng đời;Đau thương thế kỷ đà khô cháy,Hoa nở, mùa gây lại vốn Người.

Gặt lúa đêm trăng

Đêm trăng này lúa chínBộ đội đi qua làngCác anh xuống gặt hộPhòng ngày mai giặc sang.

Lấy thêm liềm thêm hái,Mượn thêm gánh thêm quang;Người người cúi xuống ruộng,Tay khoát khoát lúa vàng,Vui tựa tằm ăn rỗiRào rào trong đêm trăng.

Cười nói nấp chân đê,Súng dựng chờ mọi ngả,Gió mát trăng đầu hè,Lúa thơm vào tận dạ.

Sao cuối cùng vừa lặnChân ruộng cũng gặt bằng.Yêu nhớ anh bộ độiGặt lúa giùm đêm trăng.

Tiếng dân tộc

Bạn nói hoa phặc phiềnTrên núi cao đẹp lắm.Mắt tôi chưa nhìn hoaMà lòng tôi thấy thắm.

Bạn đọc bài thơ xuânNói niềm vui phát động,Tôi chỉ nghe được vần,Mà lòng tôi xúc động.

Hoa đẹp trên núi cao,Thơ dạt dào điệu trẻ,Hồn bạn nở tươi màuTrong lòng tiếng mẹ đẻ.

Thuở trước khi làm thơTrân trọng tiếng nước nhà,Lòng tôi trăm tủi cựcTiếng buồn vì nước mất.

Nay mùa xuân đến rồiTrăm hoa đều đua nở,Miền ngược đến miền xuôi,Tiếng Kinh cùng tiếng Thổ.

READ CHÙM thơ lục bát thả thính siêu ngọt ngào Thả Đâu Dính Đó

Nay vần thơ tiếng ThổĐiệp vần thơ tiếng KinhNói vui buồn, tin tưởngCủa dân tộc chúng mình.

Mắt Bác Hồ soi ấmLòng đất nước xôn xao,Hồ Tây đào nở thắm,Phặc phiền bừng núi cao.

Trời mỗi ngày lại sángTrời mỗi ngày lại sángNhư cơm trắng mỗi ngày.Và cuộc đời mang nặngSự nghiệp những bàn tay.

Đất nằm đất gieo mùaChín hạt vàng năm tháng.Những bàn tay thêu thùaNhững mùa thơm gió nắng.

Quê hương ta hàn gắnNhững vết đạn mười năm.Lúa xoá vành đai trắng,Ngô khoai lấp miệng hầm.

Cuộc sống còn khó nhọcNhưng đời đổi mới rồi.Tiếng con trẻ ngồi họcGiục mùa xuân đâm chồi.

Quê ta trời lại xanhGió quê ta lại mát,Con sông quê nước lànhChợ chiều thơm dào dạt.

Nửa mùa xuân

Đêm nay, tôi nhìn bản đồ đất nướcTreo trên tường. Rách xước nửa mùa xuân.Tiếng gà tan canh dường cũng phân vânSáng một nửa và tối còn một nửa.Ngày sáng chói bay về từ vũ trụĐậu xuống đây cũng ố nửa hào quang:Ánh sáng đau trong tia sáng ngợ ngàngPhải ngừng lại ở giữa mình đất nướcNhư khi gãy giữa đường may, ấm ức.

Thuở xưa kia đời nô lệ, đến trườngKhông Việt Nam, chỉ có “xứ Đông Dương”Với ba khúc đất quê nhà bằm xéTrên cái thớt của quân thù. – Trời bểCũng mất luôn tên mẹ đặt bao đời.Bây giờ, nửa đất nước sáng rồi.Bản đồ nở một mùa xuân rộ.Hà Nội thủ đô huy hoàng cờ đỏ.Toa đường tàu đi, dây mến dây thương.Đây biển Đông soi bóng dải Trường SơnVới chớp bể mưa nguồn từ những thuở.Đây những đoá hoa hồng mới nở:Khu Tự trị Thái – Mèo hớn hở xanh trongGhế liền vai khu Việt Bắc anh hùng;

Đây nhà máy: những búp mầm xã hội;Rìa chân núi những nông trường một tuổi;Đây dòng xuân những thác xối đập cao;Đây lúa vàng bát ngát như trời sao;Đây hạnh phúc đang bước vào cuộc sống.Quê hương ơi! Triệu triệu niềm hy vọng.Sờ bản đồ ấm nóng cả bàn tay…

Còn nửa quê hương bóng tối phủ dày.Bản đồ giận hằn lên sông núi.Đây trại tập trung xếp dài thành chuỗi.Đây Hướng Điền, đây Chợ Được, đây Duy Xuyên.Đây, đêm ngày gâu một lũ cuồng điên

Đang giãy giụa. Nhưng đây bền tranh đấuSức dân mạnh như sóng ngầm vỗ thấuMỗi làng con, mỗi phố hẻm, mỗi đường băng,Mỗi đêm ngày là biển động trào dâng.

Nhìn bản đồ Tổ QuốcTreo trên tường rách xước nửa mùa xuân,Để tay lên: nghe máu đập khắp thânCủa đất nước. Xuân toàn đồ sẽ mở.

Xin nhớ, đừng quên!

Ai qua đây xin nhớ, đừng quênChúng đã giết, triệu người chúng giết.Máu còn tanh, thịt người còn khét.Ai qua đây xin nhớ, đừng quên!

Quên làm sao! Vạn thuở khôn quênVết nhục lớn trong lòng dân Đức,Trong lương tâm loài người vết nhụcQuên làm sao! Xin nhớ đừng quên!

Ai qua đây xin nhớ, đừng quênMỗi mạng người chỉ hai mươi phútVừa hạ thủ, lột da và đốt,Nạy răng vàng, xén tóc làm len.

Các mẹ ơi! Xin nhớ, đừng quênCác em bé ngây thơ cũng chếtTay còn vẽ cành hoa núi tuyết,Chúng thuộc da em khâu ví đựng tiền!

Các bạn ơi! Xin nhớ, đừng quên!Ngọn lửa lục ngày đêm ngun ngútĐã đốt rụi những người con yêu nướcCủa khắp Châu Âu, xin nhớ, đừng quên!

Chính nơi đây, tâm sự với thiên nhiênGớt từng nói, nhìn trời đất rộng:“Đây là nơi con người đáng sống,Lòng tự do, bốn biển anh em”.

Ai qua đây xin nhớ, đừng quên!Chúng chưa chết, những loài phát xít.Lũ quỷ sứ còn thêm mùi thịt khét,Thèm lột da người không kể trắng hay đen.

Ta phải nhớ, ta còn phải nhớ,Phải đập nát tay loài man rợ;Trong lòng ta thù hận giữ bềnĐể mai sau con cháu chúng ta quên.

Cây Chuối

Cây chi lá lại làm cànhHoa làm ngọn đỏ, trái thành bàn tay.Lá non lụa nõn trải bàyÁp vào mát má những ngày trẻ thơ.“Chẳng bao tháng đợi năm chờ”.Đầu xuân trồng đó tết giờ đã ăn.Thịt vàng đã ngọt mười phân,Cốm xanh điểm ngọc bội phần mát thơm.Chuối xanh xanh bãi, xanh vườnEm trồng khóm chuối sân trường cũng xanh.Chuối ơi, lấy lá làm cành,Che hầm trú ẩn, lại dành trái ngon…

Buổi trưa hè

Buổi trưa lim dimNghìn con mắt láBóng cũng nằm imTrong vườn êm ả.

Bò ơi, bò nghỉSau buổi cày maiCó gì ngẫm nghĩNhai mãi, nhai hoài…

Thóc hợp tác phơiBên sân đình rộngNghe đảo từng hồiLúa rơm thơm nóng.

Hoa đại thơm hơnGiữa giờ trưa vắngCon bướm chập chờnVờn đôi cánh nắng.

Bé chưa ngủ đượcBé nằm bé ngheÂm thầm rạo rựcCả buổi trưa hè.

Con tằm ăn dâuNghe như mưa rào;Bà dậy thay láTay già lao xao.

Bé gọi con dếQuen nấp đầu hồiDế kêu the thé:Giật mình bưởi rơi.

Hai bàn tay em

Hai bàn tay emNhư hoa đầu cànhHoa hồng hồng nụCánh tròn ngón xinh.

Đêm em nằm ngủHai hoa ngủ cùngHoa thì bên máHoa ấp cạnh lòng.

Buổi sáng em dậyHai bàn tay hoaNở trên mặt mẹCúi bồng em ra.

Tay em đánh răngRăng trắng hoa nhàiTay em chải tócTóc ngời ánh mai.

Giờ em ngồi họcBàn tay siêng năngNở hoa trên giấyTừng hàng giăng giăng.

Hai bàn tay emCó lúc cãi nhau:Và cơm, viết chữTay mặt công lao!

Tay mặt tự hàoGánh bao việc nặng!Cả giơ tay chàoNhư măng mọc thẳng.

Tay trái nó dỗiNgoảnh mặt, quay lưngNhưng rồi thương bạnLại làm việc chung.

– Cùng khiêng chiếc ghếAi nắm, ai đừng?Chung bát cơm nhé:Anh và, tôi bưng!

Rồi khi vui vầyTay cùng vỗ tayVui san sẻ đềuChẳng ai bì ai.

Những lúc em buồnTay ôm má phịu -Em yêu bàn tayCái gì cũng hiểu…

Có khi một mìnhNhìn tay thủ thỉ:- Em yêu em quýHai bàn tay em.

Áo thời gian

Đêm cuối năm rồi gà gáy giụcƠi mặt trời đưa xuân mọc lênThời gian nghe nở nhanh từng phútNhư phố hoàng hôn bật ánh đèn.

Mải sống quanh năm với tháng nămNhư quen áo mặc, chiếu giường nằmNgỡ năm tháng cũng là da thịtRượu mạnh thời gian ta sủi tăm.

Mai đây trần trụi đi về đấtNăm tháng như là chiếc áo phơiQuên ở ngoài vườn, ao lặng lẽCó hoa râm bụt cúi mình soi.

Em hơi, bên anh em thở đềuThời gian chung tấm mặc cho nhauCuối năm gà gáy dày thêm sợiVũ trụ choàng ta áo ấm sao!

Vậy là các bạn vừa được tìm hiểu về tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Huy Cận cùng tuyển tập thơ Huy Cận “bất tử” cùng thời gian. Hi vọng, sau khi chia sẻ cùng bài viết bạn có thêm nhiều trải nghiệm khó quên. Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng bài viết. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết sau !

Open this in UX Builder to add and edit content

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *