Người dân Hà Nội có lẽ không ai không biết đến sông Hồng. Dòng sông ấy rất dài, đi qua nhiều vùng đất. Trong đó có một khúc sông đi qua Hà Nội, tạo nên bãi đá sông Hồng nổi tiếng nhiều người yêu thích. Vẻ đẹp của con sông Hồng đã tạo nên nguồn cảm hứng bất tận để chùm thơ về sông Hồng, thơ hay về sông Hồng mang nhiều xúc cảm sau đây ra đời. Cùng LVT Education chia sẻ bạn nhé !
Khác với những con sông khác, nước sông Hồng không mang màu biếc xanh mà mang màu đỏ gạch non. Làn nước mênh mông trên mặt sông mang theo bao vị phù sa màu mỡ, đã bồi đắp cho bãi mía, bờ dâu, cho nương lúa quê hương. Nếu bạn yêu con sông Hồng chắc không thể bỏ qua những bài thơ về sông Hồng hay, ý nghĩa sau đây.
Thơ về sông Hồng
Tác giả: Tạ Thăng Hùng
Sao ta nhớ về sông Hồng thế nhỉHà nội ơi con sóng vỗ rì ràoSông chở phù sa lấp lánh tự khi nàoĐã bồi đắp cho mùa màng bờ bãi.
Gió sông Hồng âm thầm thổi mãiRu lòng người mong những ước mơ xaSông chở đoàn quân về giải phóng năm xưaTiến vào thủ đô, năm cửa ô vẫy gọi.
Cầu nhộn nhịp, lung linh trong nắng mớiBóng nghiêng soi rạo rực nước sông HồngSóng dạt dào năm tháng mãi chờ mongThuyền ai đó mau xuôi về Hà nội.
Đoàn tàu chạy qua cầu người đứng đợiNhắn gửi bao lời mong nhớ yêu thươngĐể người đi năm tháng mãi vấn vươngNhớ buổi hẹn hò qua cầu gió thổi.
Cùng nhau ngắm đôi bờ sông bối rốiTay đan tay nghe phố nói thầm thìCả bốn mùa sóng hát đợi người điDưới trăng sáng xanh xanh trời Hà nội.
Con đê nhỏ theo sông dài chảy mãiBồi hồi mùa nước lũ trào dângNhững chuyến tàu chở năm tháng bâng khuângChở mơ ước với nồng nàn Hà nội.
Sông Hồng đó những mùa hè vời vợiVe râm ran, phượng đỏ dọc đôi bờSông bồi hồi chở đến những vần thơVào lớp học làm bài thi em viết…
Tác giả: Trương Nam Hương
Xa lắc cánh buồmHư ảo một dòng sôngMộng du chảy qua đời tôi – năm thángĐêm ngửa mặt sao trời nhoi nhói sángThất vận câu thơLỗi hẹn với sông HồngMẹ một đời thầm lặng sống bao dungDắt lúa lội qua mùa Đông thoi thópMẹ từng giấu vào đêm nghìn giọt khócQuả bàng khô chờ rụng lúc không ngườiMẹ ru hời hạt thóc – những mong tôi…Tóc người lẫn với mưa nguồn chớp bểCon xa mẹ xa quê biền biệt thếHỡi hoa xoan ký ức tuổi lên mười!Chỉ sông Hồng thương mẹ hát đơn côiPhù sa đỏ như miếng trầu mẹ quệtĂn hạt gạo mãi giờ con mới biếtCó sông và đời mẹ ở bên trong.
Tác giả: Chưa rõ
Hừng hực chảynhư một người đàn bànhễ nhại cõng trên lưng một bồ thóc lớnkhông một phút ngừng chânNàng đi qua miền châu thổđã một thời đói kháthai – triệu – xác – người chất lên xe bòvào những đêm mưaVì thế nàng không bao giờrời xa bồ thóc trên lưng mìnhbài học đau thương
Chúng ta không thể chết đói một lần nữanàng nghĩdân tộc này không thể mãi nghèo hèn tối tămnàng vẫn nghĩvà những người da vàng bên sông Hồngra đi đòi tự doSông hồng vẫn lặng chảygiống một người đàn bà khi đêm xuốngsau một ngày vắt kiệt mình cho đồng ángnàng duỗi nằm mềm mại như sônglặng lẽ đón nhận ngọn gió đêm thô thápmang hơi thở oi nồng của rơm rạ và đất đainàng lặng lẽ đón nhận ánh trăng đêmthấm vào thịt da mình những giọt thanh xuân
Sông Hồng vật vã chảygiống một người đàn bà trở dạvào đêm thiếu trăngnàng bỏ lại sau lưng một mùa lũ đỏnhững bài ca súng gươm huyên náonàng bỏ lại sau lưngnhững lớp sóng thăng trầm phế hưng
Bởi gánh nặng trên vai nàngmột bên là bồ thóc lớn châu thổcòn bên kia là những đứa con đói sữanàng phải nuôi nấng chúngsuốt một thời trận mạc héo honBuổi chiều đầy gióngoài sông mẹ ngồi chải tócnăm tháng cội nguồntình mẹ cũng như sôngnhững con thuyền dại dộtbỏ mẹ đi từ năm mười sáu tuổinay mới trở vềsông mẹ vẫn như xưa
Sau bao nămsông mẹ vẫn chờnhững đứa con lưu lạcmây ký ức đã hoá mầu tóc bạcsóng thời gian còn u uẩn nỗi niềmnhững con thuyền xa mẹ đã bao đêmngày trở lại sông vẫn đầy nước mắtMẹ như phù sahoá thân vào đấtmẹ như mạch nguồntrong lành của đấtmẹ như mùa màngsinh sôi trên đấtnhững bãi bờ chan chứagió yêu thương.
Thơ: Lưu Quang Vũ
Một con sông chảy qua thời gianchảy qua lịch sửchảy qua triệu triệu cuộc đờichảy qua mỗi trái tim ngườikhi êm đềm khi hung dữmột con sông rì rầm sóng vỗtrong muôn vàn trang thơlàm nên xóm thôn, hoa trái, những ngôi nhàtạo sắc áo, màu cây và tiếng Việtmột giống nòi sinh tự một dòng sôngtrăm đứa con xuống biển lên rừngở lại Phong Châu, người con thứ nhấtvua Hùng Vương thứ nhất nước Văn Langsóng và phù sa – khái niệm đầu tiênnước và đất để nay thành Đất Nướcmột con sông dịu dàng như lục bátmột con sông phập phồng muôn bắp thịtmột con sông đỏ rựcnhuộm hồng nâu da người.ôi Sông Hồng, mẹ của ta ơingười chứa chất trong lòngbao điều bí mậtbao kho vàng cổ tíchbao tiếng rên nhọc nhằnbao xoáy nước réo sôi trong ngực rộng của ngườibao doi cát ngầm trong lòng người phiêu bạtngười quằn quại dưới mưa dầm nắng gắtcho ban mai chim nhạn báo tin xuâncho đơn sơ hạt gạo trắng ngầncả nhành dâu bé xanhngười cũng cho nhựa ấm
một dòng sông với những thuyền những bếnnhững thân đê uốn lượn lưng rồnghoa gạo đỏ bờ sông những đền miếu phố phườngmái rạ bờ tre hoàng hôn khói bếpmột dòng sông như dòng đời mãnh liệtnhấn chìm bao thuyền giặcvà xoá nhoà dấu vết các triều vua…sóng rập rờn quanh bè gỗ tuổi thơnước sông chảy trên vai em lấp loángta đi qua những bến phà tan nátmột ngàn ngày xa cáchmột ngàn đêm sông Hồngtrên chùm sao bánh láitrong câu hò đồng độitrong ráng mây cuồn cuộn căng buồm…máu ta mang sắc đỏ sông Hồngnỗi khổ và niềm vui bất tậnluôn luôn mới đến, luôn luôn ra điluôn già nhất và luôn trẻ nhấtsông để lại trước khi về với biểnkhông phải máu đen độc ác của quân thùkhông phải gươm đao ngàn năm chiến trậnkhông phải nghẹn ngào tiếng nấcsau sụp lở hưng vong sau thù hận sóng tràolà bãi mới của sông xanh ngátlà đất đai lấn dần ra biểnlà tâm hồn đằm thắm phù sadâng yêu thương đỏ rực đôi bờ.
Tác giả: Hoài Vũ
Ở tận sông Hồng, em có biếtQuê hương anh cũng có dòng sôngAnh mãi gọi với lòng tha thiết :Vàm Cỏ Đông ! Ơi Vàm Cỏ Đông !
Đây con sông xuôi dòng nước chảyBốn mùa soi từng mảnh mây trờiTừng ngọn dừa gió đưa phe phẩyBóng lồng trên sóng nước chơi vơi.
Đây con sông như dòng sữa mẹNước về xanh ruộng lúa, vườn câyVà ăm ắp như lòng người mẹChở tình thương trang trải đêm ngày.
Có thể bạn quan tâm:
Những bài thơ về sông Hồng sau đây tuy ngắn gọn nhưng không kém phần sâu sắc. Mỗi bài thơ là mỗi nỗi niềm xúc cảm, là tiếng lòng, tâm tư, tình cảm của nhân vật trữ tình muốn gửi gắm. Cùng chia sẻ để cảm nhận bạn nhé !
Thơ về sông Hồng ngắn gọn
Tác giả: Chưa rõ
Có phải mưa vừa trốn khỏi mâyVề thăm quê cũ trở ra đây?Mà sao trong nước pha màu nhớPha cả niềm đau lớp lớp dầy!Mưa với ta từng đã tri âmNhiều đêm mưa dột nát trong hầmNhiều đêm quấn quít bên phòng tuyếnĐạn thét long trời đêm tối tăm..Mưa lũ cho tràn bao nhớ mongTheo ta ra tận bến sông Hồng.Bên kia cuồn cuộn trời biên giớiNhìn chẳng mong về, mưa biết không..?
Tác giả: Chưa rõ
Thời gian trôi ngày tháng đi quaSông Hồng ơi lúc nào ngừng chảyĐêm có nghe tiếng đàn em gảyGiọt đàn nào dành để riêng tôiMảnh trăng non ngơ ngẩn giữa trờiNgười đông đúc điện bắt đầu toả sángTiếng đàn ngân mặt sông lóng lánhHồn tôi rung theo sóng tự bao giờThời gian trôi ngày tháng đi quaDòng sông trôi tiếng đàn níu giữSông Hồng ơi phập phồng hơi thởNhịp ngắn dài theo nhịp tiếng đàn ngân.
Tác giả: Hạo Vũ
Tôi muốn về với quê mẹ sông HồngCuộc đời tôi tựa sương khói mông lung!Sông dài rộng, sông nuôi tôi khôn lớnKhi hiền hoà lúc giận giữ cuồng ngông!
Nắng chiều rơi trên sóng nước trập trùngTâm hồn tôi xa cách trở muôn trung!Muốn về lại một ngày xưa thơ béTrẻ nô đùa cùng tắm mát ven sông
Để ôm trọn một vùng trời thơ mộng!Giờ xa xôi chỉ còn biết ngóng trông!Nhớ bãi mía, bờ lau con Le lộiBên bãi bồi mùa lũ nước chảy trôi
Nước đục ngầu, con nước lớn mênh mông!Bềnh củi mục từ thượng nguồn chảy xuốngTrôi về đâu, phiêu bạt đến sứ người?Rồi chìm sâu trong bóng tối khôn nguôi!
Hay được vớt bằng bàn tay ai đó?Bên dòng đời xuất hiện một lần thôiPhía trời tây áng sáng đã dần luiMàn đêm xuống che dấu bao lầm lỗi
Những buồn vui hay sóng gió cuộc đờiNơi nguồn cội đợi chờ trong thương nhớ!Con chỉ biết khi con còn hơi thởSẽ lại về quê mẹ đó sông tôi.
Tác giả: Chưa rõ
Bên kia sông Hồng cái nắng bềnh bồngCó cô chưa chồng giặt yếm phơi phongYếm trắng bòng bong lúa đòng ngậm sữaCó cô bụng chửa lum lúm má hồngSắc sắc không không chuông đồng thỉnh mõCó bầy trẻ nhỏ vò võ mẹ chaDưới đất đàn gà trên trời đàn nhạnẬp à kết bạn đàn ông đàn bàBờ bãi phù sa cỏ hoa phất phớiVườn nhãn vườn hồng xum xuê mời gọiCó những ngày hội nhà nông hái trồngThời trang trai gái dập dìu chớm đôngBên kia sông Hồng có ngôi nhà gỗBốn bề cửa ngỏ gọi gió mời trăngCó hoa cát đằng tượng ông Thi TửuCó bầu bạn rượu nói cười dung dăngTrong đê mặt bằng chung cư siêu thịNgoài đê ứ hự chân quê ruộng vườnĐêm đêm đèn đường mờ mờ tỏ tỏNgửa mặt Hằng Nga sa giữa mù sương…
Tác giả: Trương Nam Hương
Xa lắc cánh buồmHư ảo một dòng sôngMộng du chảy qua đời tôi – năm thángĐêm ngửa mặt sao trời nhoi nhói sángThất vận câu thơLỗi hẹn với sông HồngMẹ một đời thầm lặng sống bao dungDắt lúa lội qua mùa Đông thoi thópMẹ từng giấu vào đêm nghìn giọt khócQuả bàng khô chờ rụng lúc không ngườiMẹ ru hời hạt thóc – những mong tôi…Tóc người lẫn với mưa nguồn chớp bểCon xa mẹ xa quê biền biệt thếHỡi hoa xoan ký ức tuổi lên mười!Chỉ sông Hồng thương mẹ hát đơn côiPhù sa đỏ như miếng trầu mẹ quệtĂn hạt gạo mãi giờ con mới biếtCó sông và đời mẹ ở bên trong.
Tác giả: Chưa rõ
Heo may se lạnh bờ vaiDòng Thương bóng vẫn đổ dài triền đê?Rạ rơm vẫn cứ bộn bề?Mồ hôi đất thở vẫn tê tê nồng?Buồn vui thơ vẫn mênh mông,Tìm nhau chảy ngược dòng sông đá ngầm!Chén trà thì gửi hương thầm,câu thơ tặng bạn lại ngâm cho mình!Đôi dòng Thương vẫn đinh ninh,Tre xanh vẫn rủ bóng mình đáy sông.Trở trăn sóng đỏ sông HồngTôi mơ lặn ngụp giữa dòng Thương Giang.Sương thu biến khúc cỏ vàngPhố ồn ã phố, dạ càng ngẩn ngơ…
>>>ĐỪNG BỎ LỠ: CHÙM thơ về sông nước, thơ về các dòng sông xúc cảm, ý nghĩa
Dòng sông Hồng cũng là nơi chứng kiến bao lời hẹn thề của nhiều đôi trai gái. Cũng trên dòng sông thơ mộng này hai đứa đã trao cho nhau nụ hôn đầu đời cùng câu ước nguyện mãi chung đôi. Nay gặp lại dòng sông xưa lòng ta lại dâng lên nỗi nhớ, niềm thương để rồi những xúc cảm đó đã dệt nên những bài thơ tình sông Hồng dạt dào xúc cảm sau đây.
Thơ tình sông Hồng ngọt ngào, lãng mạn
Tác giả: Tạ Thăng Hùng
Sao ta nhớ về sông Hồng thế nhỉHà Nội ơi con sóng vỗ rì ràoSông chở phù sa lấp lánh tự khi nàoĐã bồi đắp cho mùa màng bờ bãi.
Gió sông Hồng âm thầm thổi mãiRu lòng người mong những ước mơ xaSông chở đoàn quân về giải phóng năm xưaTiến vào thủ đô, năm cửa ô vẫy gọi.
Cầu nhộn nhịp, lung linh trong nắng mớiBóng nghiêng soi rạo rực nước sông HồngSóng dạt dào năm tháng mãi chờ mongThuyền ai đó mau xuôi về Hà nội.
Đoàn tàu chạy qua cầu người đứng đợiNhắn gửi bao lời mong nhớ yêu thươngĐể người đi năm tháng mãi vấn vươngNhớ buổi hẹn hò qua cầu gió thổi.
Cùng nhau ngắm đôi bờ sông bối rốiTay đan tay nghe phố nói thầm thìCả bốn mùa sóng hát đợi người điDưới trăng sáng xanh xanh trời Hà nội.
Con đê nhỏ theo sông dài chảy mãiBồi hồi mùa nước lũ trào dângNhững chuyến tàu chở năm tháng bâng khuângChở mơ ước với nồng nàn Hà nội.
Sông Hồng đó những mùa hè vời vợiVe râm ran, phượng đỏ dọc đôi bờSông bồi hồi chở đến những vần thơVào lớp học làm bài thi em viết…
Tác giả: Nghi Lâm
Quê em có sông Hồng cuộn chảyLắm phù sa bồi đắp ruộng vườnBờ đê già luôn để vấn vươngKhiến lữ khách xao lòng trăn trởCòn quê anh có dòng sông nhỏVới con đò đưa khách sang ngangCây cầu tre nằm yên khoe dángĐể mỗi chiều ai bước quay vềNhư thế đấy mà nghe anh kểChốn quê nghèo nhưng lắm thân thươngBà Mẹ già tóc đã điểm sươngĐợi con trước bờ sông bến nướcRời quê nhà mà không biết trướcLúc trở về Mẹ đã đi xaAnh viếng mồ khẽ đặt cành hoaKhấn người hảy bình yên an nghỉNay có em bạn hiền tri kỷỞ Hà Thành nhớ ở phương NamNơi sông anh có lắm mương vàmNhớ da diết sông Hồng cuộn chảy!
Tác giả: Đỗ Hương
Em ngủ vùi bên cánh võng Sông HồngMơ gặp Anh vào đêm Trăng tỏAnh thấy gì, rì rào bên đồng lúa?Sóng Sông Hồng oàm oạp vỗ… về Đông…Những cánh Cò bay thẳng tắp cánh đồngMùa Thu chín trên từng vườn Nhãn ngọtNắng đồng bãi mướt xanh ngà ngọcNằm ngoan nghe câu chuyện kể Tiên- RồngĐồng Tử xưa không khố cởi trầnLặn lội triền sông theo Cha bắt cáNắng đồng bằng Sông Hồng sao ngọt lạ!Cho lưới chàng mắc “tiên cá ” Tiên Dung?Nước đỏ ngầu ghi chứng tích Thăng LongNgàn năm đó dáng Rồng bay lồng lộngThành phố trẻ ồn ào náo độngĐẹp lung linh soi bóng dáng Nhị HàCứ dạt dào cứ đỏ nặng phù saBồi nhẫn nại cho đồng bằng châu thổCứ thăng trầm bên bồi bên lởCứ ngân nga chuông Trấn Vũ, canh gà…Sóng Tây Hồ còn vỗ khúc dân caĐây rốn Sông Hồng hàng ngàn năm đọng lạiLàm lá phổi cho Thủ đô xanh mãiCái tên dịu dàng “Bên cạnh một Dòng Sông” *Sông Hồng ơi! Nguyện ước ngàn nămSông mãi chảy, mãi trôi về với BiểnMãi tươi tốt phù sa trìu mếnCho Tình yêu Sông rộng Biển dàiMênh mang giữa dòng, ai vớt điệu hò ai…!
Tác giả: Nguyễn Hoàng
Tôi đứng đây bên bờ sông HồngMắt nhìn theo dòng nước mênh mông,Thả hồn mình cùng dập dềnh con sóngChợt thấy như thanh thản trong lòng.
Gửi cho em ở bên kia sông HồngNhững nồng nàn hôm qua cất dấu.Bao đắm say em nào có thấuNhư phù sa trôi dạt về đâu.
Ôi dòng sông- mắt em thẳm sâuChảy trong tôi tháng ngày lặng lẽ.Gió lộng cuốn hồn tôi như thểChìm sâu vào nơi đáy mắt em.
Chảy đi sông ơi cứ chảy êm đềmMang đắng cay hoà mặn nồng của biển.Để lại tôi với trái tim tha thiếtMải miết yêu dẫu bên lở bên bồi.
Chảy đi sông ơi cứ chảy muôn đời.Sông là thế ngàn năm vẫn thế.Chỉ có tình yêu là không thểMãi ngọt ngào khi lòng hết đam mê.
Tác giả: Thu Hiền
Mời anh về hội chùa Keo Hành ThiệnCùng em xem bơi Chải giữa sông HồngDọc đôi bờ đồng lúa trải mênh môngRằm tháng chín hội Chùa đông anh ạ.Quê hương em nước sông màu rất lạHồng như má con gái tuổi xuân thìCải trải vàng níu bước lữ khách điTháng mười một anh lại về anh nhé.Sông quê em đôi khi không lặng lẽVào mùa mưa tung bọt nước đục ngầuMẹ bảo rằng..sông giống như người nhỉCũng vui buồn,hờn giận,cũng biết đau.Anh sẽ về với sông em…anh nhéCon đò neo bến cũ mãi yên bìnhSóng cũng như cánh võng đưa nhè nhẹChờ người đi dừng lại cuộc hành trình.
>>>ĐỪNG BỎ LỠ: TOP 50+ bài thơ về thiên nhiên, phong cảnh nên thơ, hữu tình
“Gửi em ở cuối sông Hồng” là bài thơ của nhà thơ Dương Soái được nhạc sĩ Thuận Yến phổ nhạc trở thành bài hát nổi tiếng được đông đảo khán, thính giả yêu thích, thuộc lòng. Cùng LVT Education tìm hiểu kĩ hơn về hoàn cảnh sáng tác, sự ra đời của bài thơ này bạn nhé !
Bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng” của Dương Soái
Thơ: Dương Soái
“Anh ở Lào CaiNơi con sông Hồng chảy vào đất ViệtTháng Hai, mùa này con nướcLắng phù sa in bóng đôi bờ
Biết là em năm ngóng, tháng chờCứ chiều chiều ra sông gánh nướcNên ngày ngày cùng bạn bè lên chốtAnh lại xuống sông Hồng cho thoả nỗi em mong
Đài báo gió mùa, em thương ở đầu sôngĐỉnh đồi cao chiến hào anh gặp rétBiết mùa màng đồng quê chưa cấy hếtTay em ngập dưới bùn, lúa có thẳng hàng không?
Giá chúng mình còn cái thuở dung dăngAnh thả lá thuyền xuôi về dưới ấyEm ra sông chắc là em sẽ thấyChỉ nỗi nhớ chúng mình đủ ấm mọi mùa đông.
Nhưng thơ ngây đâu còn ở chúng mìnhKhi tổ quốc trao anh lên tuyến đầu chặn giặcKhi biên cương trong anh đã trở thành máu thịtĐạn lên nòng anh giữ ngọn nguồn sông
Nỗi nhớ cho em chưa viết được đôi dòngĐạn quân thù cuồng điên bắn vào thị xãXe tăng thù nghiến mặt sông yên ảNhịp cầu thù chặt đứt chờ mong
Bão lửa này mang sức mạnh hờn cămPhá cầu thù xé vụn xe tăng giặcGiữa dòng sông ngàn xác thù ngã gụcMáu giặc loang ố cả một vùng
Thì hỡi em yêu ở cuối sông HồngNếu gặp dòng sông ngàu lên sắc đỏLà niềm thương anh gửi về em đóQua màu nước sông Hồng, em hiểu chiến công anh”.
Nhà thơ Dương Soái sinh năm 1950 ở vùng quê chiêm trũng Hà Nam. Bước vào tuổi 18, nhà thơ thoát ly gia đình, gia nhập đoàn công nhân địa chất Hoàng Liên Sơn (Ngày nay thuộc địa phận hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái).
Khi cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc nổ ra, nhà thơ Dương Soái đang là phóng viên của Đài Phát thanh Hoàng Liên Sơn. Ông được ban lãnh đạo Đài cử lên mặt trận ngay trong tháng 2/1979. Tại nơi tạm nghỉ trong các trận đánh, ông đã được gặp các chiến sĩ và người dân vừa từ mặt trận trở về.
“Đến mặt trận, tôi gặp các đồng chí, chiến sĩ. Có người trở về sau trận đánh máu vẫn còn chảy ròng ròng ở viết thương. Người về trước, người về sau, nhưng trông thấy nhau là… khóc vì “tưởng mày chết rồi!”.
Khi biết tôi là nhà báo, các chiến sĩ nói với tôi rằng: “Anh là nhà báo, anh phải nói với mọi người rằng: Còn chúng em, thì còn biên giới”. Đặc biệt, ngay sau đó, các chiến sĩ nhờ tôi gửi những lá thư của họ về gia đình.
Người thì gửi những lá thư đã cho vào phong bì gián tem, người thì gửi lá thư vừa viết vội chưa kịp cho vào phong bì mà chỉ mới kịp gấp làm 3. Thậm chí, có người chỉ kịp xin tôi một tờ giấy để ghi vội vài dòng ngắn ngủi nhắn nhủ cho người thân ở nhà biết họ vẫn đang bình yên hoặc đưa cho tôi địa chỉ rồi nhờ tôi đánh điện về nhà báo tin họ vẫn còn sống.
Giai đoạn đó, phóng viên đi đưa tin không có phương tiện gì để truyền về ngoài trực tiếp về tại cơ quan. Vì vậy, sau khi thu đầy các cuốn băng về các mẩu chuyện – câu chuyện chiến đấu thì tôi trở về phố Lu – Lào Cai. Thời điểm đó, người ta dồn tất cả các loại tàu lại để chở những người sơ tán từ biên giới vào sâu trong nội địa.
Trong lúc ngồi chờ đoàn tàu tiếp theo ở ga phố Lu, tôi mới có thời gian lần dở những lá thư mà người nơi chiến trận đã gửi cho mình. Hoá ra, trong những lá thư đó, đa phần là địa chỉ ở Hà Sơn Bình, Hà Nam Ninh, Vĩnh Phú, Hải Hưng… tức toàn những cái tên ở phía cuối sông Hồng cả.
Điều này làm cho tôi dấy lên suy nghĩ, cuộc chiến này tập hợp rất nhiều con em ở dọc sông Hồng lên bảo vệ biên giới. Cộng với nỗi niềm của bản thân, một người cũng sinh ra bên cạnh sông Hồng… đã làm tôi cảm tác để viết nên bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng”. Bài thơ sau đó được Hội Văn học Nghệ thuật Hoàng Liên Sơn in, sau đó báo Văn nghệ in”, nhà thơ Dương Soái kể.
Một năm sau, 1980, nhạc sĩ Thuận Yến tình cờ đọc được bài “Gửi em ở cuối sông Hồng”. Ông đã phổ nhạc cho bài thơ, trở thành bài hát nổi tiếng.
Nhà thơ Dương Soái kể, vài năm sau đó, ông mới gặp nhạc sĩ Thuận Yến. Nhạc sĩ họ Đoàn kể với nhà thơ rằng, trong một chuyến ngược lên biên giới sau chiến tranh, ông đã gặp vợ chồng một chiến sĩ.
Vợ ở Thái Bình, còn chiến sĩ đang chốt ở biên giới Bát Xát, phía con sông Hồng. Nhạc sĩ Thuận Yến được kể rằng, đó là người vợ trẻ, vừa lấy chồng thì chồng ra ngay biên giới. Ông bố giao cho chị phải lên biên giới để gặp chồng.
Gặp hoàn cảnh như vậy, nhạc sĩ Thuận Yến rất xúc động nhưng lúc đó ông chưa viết được ra bài hát ấp ủ, mãi đến khi gặp bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng” ca khúc mới ra đời.
Nhà thơ Dương Soái tâm sự: “Trong điều kiện chiến tranh ngày ấy, câu thơ: “Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt” có nghĩa đây là đất của ta, đất của chúng ta, của tôi – một lời tuyên ngôn “Nam quốc sơn hà…”.
Tuy nhiên, trong hoàn cảnh cụ thể của người chiến sĩ ở mặt trận Lào Cai, “Gửi em ở cuối sông Hồng” nhấn mạnh địa danh: Anh ở Lào Cai/ Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt. Nhưng Dương Soái vẫn biết ơn nhạc sĩ Thuận Yến đã sửa giúp 2 chữ “Lào Cai” trong bài thơ ra chữ “biên cương”. Chính hai chữ “biên cương” mang một tầm rộng lớn hơn, phổ quát hơn, bay rộng hơn trên khắp dải biên cương Tổ quốc.
Cũng theo nhà thơ Dương Soái, đầu tiên nhạc sĩ Thuận Yến viết “Gửi em ở cuối sông Hồng” đơn ca theo bài thơ gốc của Dương Soái nhưng NSƯT Thanh Hương – vợ nhạc sĩ Thuận Yến đã bảo chồng phải viết song ca cho ca sĩ có đất để giao lưu nên nhạc sĩ đã biến “Gửi em ở cuối sông Hồng” thành bài song ca với 2/3 lời 2 trong ca khúc là của nhạc sĩ Thuận Yến.
Năm 1999, 20 năm sau khi “Gửi em ở cuối sông Hồng ra đời”, ca khúc đã được Bộ Tư lệnh Biên phòng trao giải thưởng Bài hát được các chiến sĩ bộ đội biên phòng bình chọn là hay nhất.
Nhà văn Hoàng Mạnh Quân – Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật tỉnh Yên Bái cho rằng: “Bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng” của Dương Soái đã nói được tâm tư, tình cảm… của những người ở biên cương nói chung. Con sông Hồng chảy vào đất Việt vốn được nói nhiều trước đây nhưng khi chiến tranh nổ ra con sống lại mang một ý nghĩa rất khác.
Người ta cảm thấy tình cảm của những người ở biên cương gửi về người phương xa trong thời điểm “nước sôi lửa bỏng” có gì đó rất đỗi thiêng liêng, mãnh liệt… Nhất là tình yêu của những người lính đang ở biên cương bảo vệ tổ quốc gửi cho người yêu, người vợ của mình.
Cái đó đã đi sâu vào lòng người và dấy lên trong tâm hồn người ta những xúc cảm mạnh mẽ”. Bên cạnh “Gửi em ở cuối sông Hồng”, nhà thơ Dương Soái còn có nhiều bài thơ viết về cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc được đăng trên nhiều tờ báo, tạp chí…
>>>XEM NHIỀU HƠN: TOP 50+ bài thơ về dòng sông quê hương tuổi thơ mang nhiều xúc cảm
Vậy là các bạn vừa được chia sẻ tuyển tập thơ về sông Hồng, thơ hay về sông Hồng mang nhiều xúc cảm. Hằng ngày, vẫn có những áng thơ tình hay, thơ tình buồn cùng những bản tình thơ lãng mạn được sáng tác, sưu tầm & đăng tải trên các chuyên mục thơ của blog LVT Education. Hãy thường xuyên ghé thăm để cập nhật nhanh những bài thơ hay và mới nhất. Chúc các bạn vui vẻ bên những vần thơ!
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng là nhà khoa học hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực vi sinh vật học (wiki), với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho giáo dục và nghiên cứu. Ông là con trai Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân, thuộc gia đình nổi tiếng hiếu học. Giáo sư giữ nhiều vai trò quan trọng như Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, Đại biểu Quốc hội và đã được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân năm 2010.
Trông chờ hay chông chờ đúng chính tả vẫn là phân vân của nhiều người…
Ao nuôi tôm bằng bạt là mô hình được áp dụng phổ biến ở Việt…
Giãy dụa hay giãy giụa đúng chính tả tưởng chừng đây là một câu hỏi…
Nước máy, nước sạch đang dần thay thế cho nước giếng khoan trên mọi vùng…
Rò rỉ hay Dò rỉ là hai từ dễ bị nhầm lẫn bởi phát âm chữ…
Từ xa xưa, con người đã sử dụng nước mưa để uống và sinh hoạt.…
This website uses cookies.