Giáo án Ai Đã Đặt Tên Cho Dòng Sông ngắn nhất

Bước 1: Chia lớp thành các nhóm và trả lời những câu hỏi sau:

– Tác giả miêu tả sông Hương theo những góc độ nào?

– Mối quan hệ của sông Hương với Huế

– Phân tích cái tôi của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường qua tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông.

Bước 2: Giáo viên khái quát về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.

Góc độ miêu tả sông Hương:

a. Địa lý: Lần lượt từ dòng sông ở thượng nguồn đến đi vào thành phố Huế và trước khi đổ ra biển. Sự chuyển biến độc đáo như người con gái mới biết yêu lần đầu. Khi ở thượng nguồn thì hoang dại mạnh mẽ như cô gái Di-gan, đến thành phố thì “vừa ra khỏi vùng núi, sông Hương đã chuyển dòng một cách liên tục, vòng giữa khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm, như một cuộc tìm kiếm có ý thức để đi tới nơi gặp thành phố tương lai của nó”. Cuối cùng, trước khi ra biển thì “đang xa dần thành phố để lưu luyến ra đi giữa màu xanh của tre trúc và của những vườn cau vùng ngoại ô Vĩ Dạ”.

b. Lịch sử: Được miêu tả như chứng nhân lịch sử, chứng kiến sự thăng trầm của dân tộc từ đời Hùng Vương đến thế kỉ trung đại “dòng sông viễn châu đã chiến đấu oanh liệt bảo vệ biên giới phía nam của Tổ quốc Đại Việt”. Dòng sông lịch sử đi qua thời Nguyễn Huệ, chứng kiến sự thành công của cuộc cách mạng Tháng Tám.

c. Góc độ thi ca: Dòng sông trở thành niềm cảm hứng bất tận cho nhiều tác giả “Mỗi nhà thơ đều có một khám phá riêng về nó: từ xanh biếc thường ngày, nó bỗng thay màu thực bất ngờ, “Dòng sông trắng – lá cây xanh” trong cái nhìn tinh tế của Tản Đà, từ tha thướt mơ màng nó chợt nhiên hùng tráng lên “như kiếm dựng trời xanh” trong khí phách của Cao Bá Quát; từ nỗi quan hoài vạn cổ với bóng chiều bảng lảng trong hồn thơ Bà Huyện Thanh Quan, nó đột khởi thành sức mạnh phục sinh của tâm hồn, trong thơ Tố Hữu”.

READ Hệ thống lọc nước bể bơi: Giải pháp đảm bảo nước bể bơi sạch sẽ, an toàn

Mối quan hệ của dòng sông với vùng đất Huế:

″ Người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng″ được ″ người tình mong đợi đến đánh thức″: Sông Hương chảy tới đồng bằng và ngoại ô thành phố:

“Ở cánh đồng Châu Hoá đầy hoa dại”: Dòng sông Hương khi này là ″cô gái đẹp nằm ngủ mơ màng″.

Rời khỏi vùng núi, xuôi về đồng bằng: “Chuyển dòng liên tục, vòng giữa những khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm… vẽ một hình cung thật tròn về phía đông bắc, ôm lấy chân đồi Thiên Mụ”→ Cô gái sông Hương dường như đã được đánh thức, sáng lên sức trẻ và trỗi dậy sự khát khao tuổi thanh xuân.

Tới ngoại ô thành phố: Sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn… Tới chân núi Ngọc Trản, sắc nước xanh thẳm, dòng sông bình lặng trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách. “ Dòng sông mềm như tấm lụa… những mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền trời tây nam thành phố”,″ sớm xanh, trưa vàng, chiều tím″… “giấc ngủ nghìn năm của vua chúa được phong kín trong lòng những rừng thông u tịch và niềm kiêu hãnh âm u của những lăng tẩm đồ sộ lan tỏa khắp một vùng thượng lưu”.

⇒ Sông Hương khi tới ngoại ô thành phố dường như lị khác biệt hẳn, Nét đẹp khi ngọt ngào, đôi khi kiêu hãnh, rực rỡ, tươi trẻ như cô gái đôi mươi, đôi khi êm đềm như triết lý, và phong trần như vị vua chúa.

READ Mascara và bút kẻ mắt - combo làm đẹp không thể thiếu của hội chị em

Phân tích cái tôi của tác giả:

Hoàng Phủ Ngọc Tường miêu tả vẻ đẹp của dòng sông với nhiều liên tưởng, so sánh thú vị. Sông Hương thượng nguồn như cô gái Di-gan, khi về đến vùng châu thổ lại mang vẻ đẹp ‘dịu dàng pha lẫn trầm tư’ và nhiều câu văn miêu tả thể hiện sự tài hoa, nghệ thuật.

Cái tôi tiếp theo được thể hiện đó là sự uyên bác, hiểu biết về địa lý lịch sử. “từ thuở nó còn là một dòng sông biên thuỳ xa xôi của đất nước các vua Hùng. Trong sách địa dư của Nguyễn Trãi, nó mang tên là Linh Giang, dòng sông viễn châu đã chiến đấu oanh liệt bảo vệ biên giới phía nam của Tổ quốc Đại Việt qua những thế kỉ trung đại. Thế kỉ mười tám, nó vẻ vang soi bóng kinh thành Phú xuân của người anh hùng Nguyễn Huệ; nó sống hết lịch sử bi tráng của thế kỉ mười chín với máu của những cuộc khởi nghĩa, và từ đấy sông Hương đã đi vào thời đại Cách mạng tháng Tám bằng những chiến công rung chuyển. Cùng với niềm cổ vũ nồng nhiệt dành cho nó trong mùa xuân Mậu Thân, Huế đã nhận được những lời chia buồn sâu sắc nhất của thế giới về sự tàn phá mà đế quốc Mĩ đã chụp lên những di sản văn hoá của nó.”

Bên cạnh đó là sự hiểu biết về địa lý, những địa danh dòng sông đi qua như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo, vùng ngoại ô Kim Long, Cồn Giã Viên, Cồn Hến… Ông cũng giải thích việc con sông đột ngột đổi dòng nhưng lại nhân hóa lên như hình ảnh người con gái có “một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu”.

Giá trị nội dung: Tác phẩm mang vẻ tao nhã, thể hiện cảm xúc hướng nội tài hoa, cách cảm nhận tinh tế của một cây bút giàu trí tuệ. Văn phong độc đáo của ông được tổng hợp từ vốn hiểu biết sâu rộng với nhiều lĩnh vực. Nhờ đó đã làm nên sức hấp dẫn đặc biệt của bài ký về con sống đã xuất hiện nhiều lần trong văn học.

READ Tập thơ cuộc sống vui vẻ, lạc quan mang năng lượng tích cực

Đoạn trích thể hiện vẻ đẹp của dòng sông Hương và xứ Huế, vừa trữ tình, mộng mơ lại cũng rất mạnh mẽ. Qua tác phẩm, ta có thể thấy rõ ràng tình yêu của tác giả cũng như niềm tự hảo tha thiết với sông Hương, xứ Huế cũng như đất nước Việt Nam. Qua đây, nhà văn cũng gửi gắm mong muốn cho mọi người hãy trân trọng và giữ gìn cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp và những nét đẹp văn hoá truyền thống dân tộc.

Giá trị nghệ thuật: Bài ký mang giá trị nghệ thuật độc đáo, thể hiện rõ qua từng câu văn, từ ngữ. Nổi bật như:

Ngôn từ gợi cảm, liên tưởng độc đáo, tạo sức hút hấp dẫn, dẫn dắt người đọc đến với sông hương. Qua những lời văn đậm chất thơ thực tế của Hoàng Phủ Ngọc Tường, dòng sông này như mang linh hồn, sự sống.

Văn phong xúc tích, ngắn gọn, ngắt nghỉ đúng chỗ thể hiện được mặt mạnh mẽ, dường như gấp khúc của con sông.

Open this in UX Builder to add and edit content

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *