Giáo án bài Vợ Nhặt (Kim Lân) lớp 11

Giáo án Vợ nhặt được thiết kế đầy đủ và chi tiết nhất. Thầy cô có thể tham khảo để đưa ra phương pháp giảng dạy tốt nhất cho học sinh. Qua đó, giúp học sinh dễ dàng nắm vững kiến thức có trong tác phẩm.

Mục tiêu giáo án bài Vợ nhặt

Giáo án Vợ nhặt Kết nối tri thức được biên soạn trước giờ lên lớp nhằm phục vụ kế hoạch giảng dạy của giáo viên. Mục tiêu của việc soạn giáo án được thể hiện qua những tiêu chí cụ thể riêng biệt.

Kiến thức

Vợ nhặt là một trong những tác phẩm truyện ngắn trọng tâm trong chương trình ngữ văn lớp 11. Do đó, giáo viên cần đạt được những mục tiêu kiến thức như sau:

  • Nhận biết được nội dung cốt truyện, tên tác giả, hoàn cảnh sáng tác và giá trị tư tưởng của tác phẩm.
  • Hiểu rõ đặc điểm hoàn cảnh sáng tác tác động đến nội dung và chủ đề của truyện.
  • Nắm chắc đặc điểm phong cách sáng tác của tác giả thông qua tác phẩm này.
  • Thông qua giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật để rút ra thông điệp tác giả muốn truyền tải.

Năng lực

Vợ nhặt giáo án chương trình ngữ văn lớp 11 tập 1 Kết nối tri thức được soạn ra giúp học sinh và giáo viên có sự chuẩn bị và tương tác trong giờ học. Cụ thể học sinh cần có những năng lực như sau:

  • Năng lực chủ động tìm hiểu thông tin: Học sinh cần thu thập và soạn bài bài trước khi đến lớp để dễ dàng nắm rõ nội dung bài học.
  • Năng lực hợp tác và trao đổi nội dung: Học sinh cần thảo luận, trao đổi với giáo viên về nội dung và đặc điểm nghệ thuật của tác phẩm.
  • Năng lực phân tích: Học sinh đưa ra những phân tích và so sánh tình huống và nhân vật trong truyện ngắn với những tác phẩm cùng thể loại. Từ đó, giúp học sinh có thể làm bài phân tích dễ dàng hơn.

Phẩm chất

Học sinh đọc hiểu tác phẩm để nhận thức được ý nghĩa nhân văn mà tác phẩm mang lại. Đồng thời, biết trân trọng niềm khát khao được sống hạnh phúc của con người khi sống trong nghịch cảnh.

Giáo án Vợ nhặtGiáo án tác phẩm Vợ nhặt cho giáo viên tham khảo

Thiết bị giảng dạy truyện ngắn Vợ nhặt

Cả giáo viên và học sinh đều cần chuẩn bị đầy đủ học liệu và thiết bị để bài giảng diễn ra đúng tiến trình.

Đối với giáo viên

  • Giáo án văn 11 Kết nối tri thức Vợ nhặt
  • Hình ảnh minh họa cho bài giảng
  • Bảng phân công nhiệm vụ dành cho học sinh hoạt động trên lớp và bài tập về nhà.

Đối với học sinh

  • Sách giáo khoa ngữ văn lớp 11
  • Bài soạn theo sách giáo khoa
  • Vở ghi chép

Tiến trình bài giảng

Để quá trình giảng dạy tác phẩm Vợ nhặt diễn ra thuận lợi với cần đủ nội dung, giáo viên cần được thực hiện theo những nội dung như sau:

READ Bút kẻ mắt không ra mực phải làm sao? Tìm hiểu ngay

Mở đầu vào bài giảng

Giáo viên có thể đặt những câu hỏi hoặc đưa ra những hình ảnh liên quan đến tác phẩm để tạo hứng thú và dẫn dắt học sinh vào nội dung. Qua đó giúp học sinh có tâm thế thoải mái và tập trung vào bài giảng hơn.

Nội dung bài giảng

Giáo viên cùng học sinh đọc – hiểu tác phẩm. Đồng thời tìm hiểu về tác giả Vợ Nhặt và phân tích tình huống xảy ra trong truyện. Từ đó, nắm vững nội dung và ý nghĩa của tác phẩm này.

Tổ chức thực hiện bài giảng

Giáo viên cùng học sinh tham gia thảo luận, đặt câu hỏi về tác giả và tác phẩm. Thầy cô có thể đưa ra gợi ý để học sinh nêu ra ý kiến về những kiến thức liên quan đến truyện ngắn Vợ nhặt.

Giáo viên có thể tổ chức hoạt động thảo luận theo nhóm để không khí lớp học được sôi động hơn. Sau cùng, giáo viên đưa ra nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức.

Mục tiêu bài giảng

Kết thúc bài giảng học sinh cần nắm vững những nội dung trọng tâm về tác giả và tác phẩm. Ngoài ra để đánh giá kết quả bài giảng có tốt hay không, thầy cô giáo có thể nhận biết thông qua sự chủ động của học sinh trong quá trình giảng dạy.

giáo án vợ nhặt kết nối tri thứcgiáo án vợ nhặt kết nối tri thứcTác phẩm nói về số phận nghèo khổ của con người trong nạn đói

Quy trình giảng dạy tác phẩm Vợ nhặt (Kim Lân)

Quy trình giảng dạy tác phẩm Vợ nhặt được chia làm 4 hoạt động chính giúp giáo viên và học sinh có sự tương tác trong lớp học. Qua đó, giúp bài giảng trở nên sôi động và dễ hiểu hơn.

Hoạt động 1: Tìm hiểu về tác giả và tác phẩm

Hoạt động của GV – HSSản phẩm dự kiến
Bước 1: Giáo viên đặt câu hỏi về tác giả – tác phẩm dựa trên bài soạn của học sinh.Tác giả:
  • Kim Lân tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài ( 1920 -2007) quê ở Bắc Ninh.
  • Kim Lân bắt đầu sáng tác từ trước Cách mạng tháng 8 năm 1945. Sáng tác của ông tập trung chủ yếu vào đề tài người nông dân và nông thôn vùng Bắc Bộ.
  • Năm 2001 ông được trao tặng giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.

Tác phẩm:

  • Vợ nhặt thuộc thể loại truyện ngắn. Nội dung truyện viết về nạn đói năm 1945.
  • Tiền thân của truyện ngắn này là tiểu thuyết Xóm ngụ cư được sáng tác ngay sau CMT8. Tuy nhiên bản thảo truyện sau đó đã bị thất lạc, tác giả đã dựa vào cốt truyện của tiểu thuyết đó để viết truyện ngắn Vợ nhặt.
Bước 2: Học sinh tiếp nhận câu hỏi, chia nhóm thảo luận và chuẩn bị trình bày trước cả lớp.
Bước 3: Giáo viên mời đại diện nhóm lên phát biểu. Các học sinh khác lắng nghe để đưa ra nhận xét.
Bước 4: Giáo viên đánh giá và chốt lại kiến thức chính xác.

Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản

Hoạt động của GV – HSSản phẩm dự kiến
Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc văn bản để phân chia bố cục, tình huống truyện và ý nghĩa nhan đề.Bố cục: 4 phần
  • Phần 1: Từ đầu đến “tự đắc với mình”: Tràng dẫn người “vợ nhặt” về xóm ngụ cư.
  • Phần 2: Tiếp đến “rồi cùng đẩy xe bò về”: Tình huống hai người gặp nhau và cái duyên đưa họ trở thành vợ chồng.
  • Phần 3: Tiếp đến “nước mắt chảy dòng dòng”: Tràng giới thiệu người vợ nhặt với mẹ mình. Tâm trạng lo lắng nhưng vui mừng, phấn khởi của bà cụ Tứ trước hạnh phúc cả đời của các con.
  • Phần 4: Còn lại: Những thay đổi tích cực của gia đình anh cu Tràng vào buổi sáng hôm sau. Niềm tin, hy vọng về sự đổi khác trong tương lai.

Tình huống tác phẩm:

  • Tràng là một thanh niên nghèo sống trong xóm ngụ cư, tính cách của anh có phần ngờ nghệch và khờ khạo. Giữa lúc nạn đói hoành hành, Tràng chấp nhận một người phụ nữ mỗi ngày phải chống chọi với nguy cơ chết đói theo mình về nhà làm vợ.
  • Đây là một tình huống bất ngờ, nằm ngoài mọi dự tính của cả hai nhân vật. Mặt khác đây cũng là một tình huống éo le, bởi trong nạn đói, chuyện dựng vợ gả chồng trở thành chuyện xa vời đối với những người dân nghèo. Tuy nhiên đây cũng là tình huống mang giá trị nhân đạo vì ta thấy được vẻ đẹp của tình người và tính người trong những hoàn cảnh cùng cực. Qua đó thể hiện sức mạnh của tình yêu thương sự bao dung và tinh thần lạc quan của những con người sống dưới đáy xã hội.

Ý nghĩa nhan đề:

  • Nhan đề tác phẩm là sự kết hợp giữa danh từ “vợ” và động từ “nhặt”. Từ đó tạo sự tò mò cho người đọc vì đối tượng của hành động “nhặt” thường là các đồ vật.
  • Việc nhân vật “nhặt” được vợ cho thấy một hoàn cảnh éo le, rẻ rúng của người phụ nữ, đặc biệt trong bối cảnh nạn đói lúc bấy giờ.
  • Nhan đề thể hiện hoàn cảnh khốn cùng của người dân trong nạn đói 1945. Qua đó, bộc lộ sự đùm bọc và khát vọng mãnh liệt về cuộc sống và hạnh phúc gia đình.
Bước 2: Học sinh phân nhóm và thảo luận theo sự hướng dẫn của giáo viên.
Bước 3: Giáo viên mời đại diện nhóm lên phát biểu kết quả thảo luận.
Bước 4: Giáo viên đưa ra đánh giá, nhận xét và chốt lại kiến thức cuối.
READ Hạn sử dụng của son dưỡng là bao lâu? Làm sao để biết son dưỡng hết hạn?

vợ nhặt giáo ánvợ nhặt giáo ánÝ nghĩa nhan đề thể hiện tình huống éo le

Hoạt động 3: Phân tích tác phẩm

Hoạt động của GV – HSSản phẩm dự kiến
Bước 1: Giáo viên đặt câu hỏi gợi mở để giúp học sinh tìm hiểu về những nhân vật trong tác phẩm.

Nhiệm vụ 1: Nhân vật Tràng

  • Nhân vật Tràng được tác giả miêu tả với ngoại hình như thế nào?
  • Tràng đã có suy nghĩ như thế nào khi quyết định có một người “vợ” giữa nạn đói?
  • Tâm trạng của Tràng thay đổi như thế nào khi đưa vợ về và vào buổi sáng đầu tiên có vợ?

Nhiệm vụ 2: Nhân vật Thị – vợ nhặt

  • Nhân vật Thị được tác giả miêu tả như thế nào?
  • Việc theo Tràng về nhà chỉ sau một câu đùa có phải là do Thị là người quá dễ dãi?
1/ Nhân vật Tràng:

Ngoại hình:

  • Có vẻ ngoài thô kệch, xấu xí, thân phận nghèo đói.
  • Nghề nghiệp: kéo xe bò thuê.
  • Thế nhưng ẩn sâu trong Tràng là một nhân vật hào hiệp, nhân hậu.

Tràng suy nghĩ khi quyết định có vợ:

  • Tràng sẵn lòng cho người đàn bà xa lạ một bữa ăn lúc nạn đói, sau đó còn cưu mang và đùm bọc.
  • Lúc đầu Tràng cũng có chút phân vân lo lắng “thóc gạo này đến cái thân mình còn chả biết có nuôi nổi không lại “đèo bòng”.
  • Nhưng rồi sau một cái tặc lưỡi Tràng quyết định đánh đổi tất cả để có được người vợ, có được hạnh phúc.
  • Sự khao khát hạnh phúc lứa đôi. Quyết định giản đơn nhưng chứa đựng tình thương đối với người có cùng cảnh ngộ.

Tâm trạng của Tràng khi đưa vợ về:

Trên đường về nhà:

  • Tràng không cúi xuống lầm lũi như mọi ngày mà phởn phơ khác thường.
  • Hắn tủm tỉm cười một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh.
  • Lúng ta lúng túng tay nọ xoa xoa vào hai bên kia người đàn bà.
  • Dường như quên đi cảnh sống ề chề tối tă, quên đi cái đói đang đe dọa… khi có sự xuất hiện của người vợ nhặt.

Buổi sáng đầu tiên có vợ:

  • Tràng cảm nhận có một cái gì đó mới mẻ: êm ái, lơ lửng trong mơ.
  • Thấy thương yêu gắn bó với cái nhà của mình một cách lạ lùng.
  • Cảm thấy nên người thấy mình phải có bổn phận lo cho gia đình.
  • Biết hướng tới một cuộc sống tương lai tốt đẹp hơn.

=> Những con người đói khát cận kề cái chết vẫn khao khát hạnh phúc gia đình vẫn cưu mang đùm bọc lẫn nhau và luôn có niềm tin vào tương lai.

2/ Nhân vật Thị – vợ nhặt

Ngoại hình:

  • Cô gái không có tên, không có gia đình quê hương bị cái đói đẩy ra lề đường.
  • Số phận nhỏ nhoi, đáng thương.

Thị theo Tràng về nhà sau lời nói đùa:

  • Thị đã theo Tràng về sau lời nói nửa đùa nửa thật để chạy trốn cái đói.
  • Cái đói đã khiến thị trở nên chao chát, đanh đá, liều lĩnh đánh mất sĩ diện, sự e thẹn, bản chất dịu dàng.
  • Trên đường theo Tràng về, cái vẻ cong cớn biến mất chỉ còn người phụ nữ xấu hổ, ngượng ngùng và cũng đầy nữ tính.
  • Thị ra mắt mẹ chồng trong tư thế khép nép và tâm trạng lo âu, băn khoăn, hồi hộp.

=> Thị vẫn là người phụ nữ có tư cách.

Bước 2: Học sinh tiếp nhận câu hỏi và thảo luận để đưa ra câu trả lời.
Bước 3: Giáo viên mời đại diện nhóm phát biểu ý kiến. Các nhóm khác nghe câu trả lời và đưa ra nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Giáo viên nhận xét câu trả lời và chốt kiến thức.
READ Bộ trang điểm mắt gồm những gì? Đâu là sản phẩm cần thiết và phù hợp

Hoạt động 4: Tổng kết

Hoạt động của GV – HSSản phẩm dự kiến
Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu thêm thông tin tác phẩm về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật.
  • Giá trị nội dung: Cho ta thấy hoàn cảnh thống khổ của con người trong nạn đói 1945.
  • Giá trị nhân đạo: Thể hiện sự đồng cảm sâu sắc với số phận con người trong hoàn cảnh khốn cùng. Đồng thời ca ngợi niềm khát vọng hạnh phúc của mỗi người. Qua đó, lên án và tố cáo tội ác tàn bạo của bọn thực dân phát xít thời bấy giờ.
  • Giá trị nghệ thuật: Lối kể chuyện giản dị nhưng lôi cuốn. Tác giả xây dựng tình huống truyện độc đáo, có sự nghịch lý nhưng lại hợp lý.
Bước 2: Giáo viên tổng kết những kiến thức trọng tâm của tác phẩm.

Hoạt động bổ sung

Giáo viên mở rộng nội dung bài giảng thông qua những tác phẩm có sự tương đồng về nội dung và thông điệp. Điều này sẽ giúp học sinh có sự so sánh khi làm bài phân tích tác phẩm. Ngoài ra, thầy cô giáo có thể giao bài tập về nhà để đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh.

Xem thêm:

Kết luận

Giáo án Vợ nhặt được The POET tổng hợp chi tiết và chuẩn xác giúp giáo viên bám sát vào chương trình giảng dạy. Qua đó, giúp học sinh dễ dàng tiếp cận được nội dung kiến thức có trong tác phẩm văn học này.

Open this in UX Builder to add and edit content

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *