Categories: Blog

Mũm mĩm hay mủm mỉm đúng chỉnh tả? Nghĩa là gì?

Mũm mĩm hay Mủm mỉm từ nào đúng chính tả. Tuy chỉ khác nhau về dấu nhưng 2 từ này lại mang ý nghĩa không giống nhau. LVT Education sẽ giải thích và cho ví dụ minh hoạ để bạn đọc tìm ra từ chuẩn tiếng Việt.

Mũm mĩm hay Mủm mỉm? Từ nào đúng chính tả?

Mũm mĩm và Mủm mỉm đều là từ đúng chính tả trong tiếng việt và có trong từ điển. Ý nghĩa của mỗi từ khác nhau và được sử dụng trong từng ngữ cảnh cụ thể.

mũm mĩm hay mủm mỉmmũm mĩm hay mủm mỉmMũm mĩm hay mủm mỉm đúng chính tả

Mũm mĩm nghĩa là gì?

Mũm mĩm là tính từ thể hiện sự béo tròn, mập mạp và dễ thương thường được dùng để nói về trẻ em.

Ví dụ về câu nói có dùng từ mũm mĩm:

  • Cậu bé trông thật mũm mĩm và đáng yêu.
  • Bé nhà chị được mấy tuổi rồi? Nhìn bé mũm mĩm trắng trẻo quá.
  • Bé Na có đôi mắt đen láy, làn da trắng hồng và chân tay mũm mĩm.

Mủm mỉm nghĩa là gì?

Mủm mỉm là động từ chỉ kiểu cười hơi hé miệng, cười nhẹ không hở răng và không phát ra tiếng.

Một số câu nói dùng từ mủm mỉm:

  • Sau khi nghe hết câu chuyện, cậu ấy chỉ mủm mỉm cười và không nói gì.
  • Điệu cười mủm mỉm đã trở thành điểm đặc biệt của cô gái ấy.
  • Nhận được kết quả bài kiểm tra, Lan cười mủm mỉm rồi về chỗ ngồi khoe với các bạn.
  • Hai người bạn vừa mủm mỉm cười vừa kể cho nhau nghe những câu chuyện nhỏ nhặt.

Các từ có liên quan tới mũm mĩm và mủm mỉm

Mũm mĩm, bụ bẫm, mập mạp là những từ đồng nghĩa thể hiện sự tròn trĩnh của con người hoặc động vật.

  • Bé gái bụ bẫm dễ thương quá.
  • Bé mèo này mập mạp nhỉ.

Ngoài mủm mỉm, từ “Tủm tỉm” cũng được dùng để chỉ điệu cười nhẹ hơi hé môi và được dùng nhiều hơn khi nói hoặc viết.

  • Bạn nữ đang cười tủm tỉm đằng kia xinh đẹp quá.
  • Bạn có chuyện vui hay sao mà cứ đứng tủm tỉm một mình thế?

Kết luận

Mũm mĩm hay Mủm mỉm đều là từ đúng chính tả trong tiếng việt nhưng được dùng trong ngữ cảnh khác nhau. Bạn nên nhớ kỹ những ví dụ trên để dùng từ đúng trong mọi tình huống. Đừng quên sửa lỗi chính tả cùng LVT Education để truyền đạt đúng thông điệp khi giao tiếp văn bản.

Xem thêm: Dìu dắt nghĩa là gì? Có đúng chính tả không?

Xem thêm: Trở xe nghĩa là gì? Trở hay chở đúng chính tả?

Xem thêm: Kỷ luật hay kỉ luật từ nào đúng chính tả? Giải thích ý nghĩa.

Giáo sư  Nguyễn Lân Dũng  là nhà khoa học hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực vi sinh vật học (wiki), với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho giáo dục và nghiên cứu. Ông là con trai Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân, thuộc gia đình nổi tiếng hiếu học. Giáo sư giữ nhiều vai trò quan trọng như Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, Đại biểu Quốc hội và đã được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân năm 2010.

Recent Posts

Truyện dân gian: Cồn Trạng lột

Cồn Trạng lột là một trong những biểu tượng đặc sắc của văn hóa dân…

14 giờ ago

Truyện cổ tích Việt Nam: Sự tích con Dã Tràng

Sự tích con Dã Tràng là một trong những câu chuyện cổ tích đặc sắc…

20 giờ ago

Thành ngữ ra ngô ra khoai hay ra môn ra khoai mới đúng?

1. Thế còn việc kéo khoai tây ra và ngô hoặc loại bỏ khoai tây?…

21 giờ ago

Truyện cổ tích Việt Nam: Sự tích chó mèo ghét nhau

Sự tích chó mèo ghét nhau là một câu chuyện thú vị trong kho tàng…

2 ngày ago

Truyện dân gian: Bà lớn đười ươi

Bà lớn đười ươi là một nhân vật đặc sắc trong kho tàng truyện dân…

3 ngày ago

Truyện cổ tích Việt Nam: Sự tích hoa mười giờ

Sự tích hoa mười giờ là một câu chuyện cổ tích đặc sắc của Việt…

3 ngày ago