Soạn bài Lão Hạc của tác giả Nam Cao chi tiết và đầy đủ giúp bạn hiểu hơn về tác phẩm. Nội dung truyện ngắn phản ánh hiện thực xã hội Việt Nam giai đoạn trước cách mạng.
Do đó thu hút nhiều độc giả quan tâm đến tác phẩm này. The POET Magazine đã tổng hợp hướng dẫn trả lời câu hỏi cụ thể, bạn có thể theo dõi để chuẩn bị cho bài học tiếp theo.
Hãy hình dung khi con người rơi vào tình cảnh nghèo đói, túng quẫn, họ sẽ có cách phản ứng như thế nào?
Trong xã hội hiện nay, khi con người rơi vào tình cảnh nghèo đói, túng quẫn, họ sẽ dễ bị cám dỗ và tha hóa. Cái đói cái nghèo cũng là nguyên nhân dẫn đến những tệ nạn xã hội như trộm cắp và cờ bạc. Từ đó, gây ảnh hưởng đến trật tự xã hội.
Giải đáp những câu hỏi ở phần này giúp học sinh đọc hiểu truyện Lão Hạc dễ dàng. Từ đó, có thể nắm được nội dung chính của văn bản.
Câu chuyện được kể theo điểm nhìn của nhân vật “tôi”, là ông giáo trong truyện.
Đoạn văn là lời kể của nhân vật ông giáo.
Lão Hạc là người cha yêu thương con. Dù nghèo khó nhưng vẫn luôn dành những điều tốt đẹp nhất cho con trai và luôn hy vọng một ngày nào đó con sẽ trở về.
Lão Hạc nhắc đến cậu Vàng với tâm trạng đau đớn, dằn vặt. Lão cảm thấy có lỗi và tự trách bản thân vì đã bán con chó. Từ đó, có thể thấy lão Hạc là người có trái tim nhân hậu và giàu lòng yêu thương.
Đoạn văn là lời kể của nhân vật “tôi”.
Soạn văn 12 ngắn nhất Lão Hạc giúp học sinh trả lời những câu hỏi có trong phần Sau khi đọc trong sgk. Qua đó sẽ dễ dàng phân tích văn bản.
Truyện ngắn Lão Hạc của nhà văn Nam Cao kể về người nông dân nghèo tên là lão Hạc. Vợ lão mất sớm, chỉ còn một người con trai. Nhưng vì không có tiền cưới vợ, người con trai sinh phẫn chí lên đồn điền cao su với lời thề khi nào kiếm được bạc trăm mới trở về. Từ đó, lão Hạc sống cùng với cậu Vàng – con chó trung thành của lão và bòn vườn sống qua ngày. Sau trận ốm nặng, lão không còn sức đi làm thuê được nữa, lão rơi vào tình cảnh cơ cực. Nhưng vì muốn dành tiền cho con trai nên lão Hạc bán con chó Vàng, quyết định này khiến lão dằn vặt rất nhiều. Thế rồi, lão quyết định tự tử bằng bả chó xin được từ Binh Tư. Biết được chuyện lão Hạc xin bả chó, ông giáo rất buồn vì nghĩ rằng con người như lão Hạc chỉ vì cái nghèo đói mà cũng bị tha hoá. Nhưng rồi lão chết đột ngột, một cách dữ dội và đau đớn. Không ai biết vì sao lão chết trừ Ông Giáo và Binh Tư.
a.Lão Hạc tiêu biểu cho tầng lớp nào trong xã hội đương thời?
b. Hoàn cảnh sống đã tác động như thế nào đến số phận, tính cách của nhân vật?
Lão Hạc là một người nông dân nghèo nhưng vẫn giữ được nhân cách trong sạch và lòng tự trọng cao. Không chỉ vậy, lão còn là người cha yêu thương con cái, lão sẵn sàng hy sinh bản thân mình để con trai được sung túc hơn.
a. Lão Hạc là nhân vật tiêu biểu đại diện cho tầng lớp nông dân nghèo khổ trong xã hội đương thời.
b. Số phận của lão Hạc trở nên bi thảm hơn. Vì bệnh nặng và nghèo khó nên lão Hạc phải bán con chó Vàng (kỷ vật của con trai) và thậm chí ăn bả chó để tự vẫn. Tính cách của lão Hạc trở nên cẩn trọng hơn, từ chối sự giúp đỡ từ mọi người. Tuy nhiên, dù trong hoàn cảnh khó khăn lão vẫn giữ được những phẩm chất tốt đẹp của con người.
Cái chết của lão Hạc đầy bi thương. Lão là một người nông dân hiền lành, chất phác, có lòng yêu thương con vô bờ. Lão thà hy sinh chứ quyết không bán mảnh vườn vì muốn giữ lại cho con trai lấy vợ. Qua đó, ta có thể thấy lòng yêu đáng quý trọng của lão, sẵn sàng hy sinh tính mạng để cho con mình được sống hạnh phúc.
Khi thấy Lão Hạc xin bả chó từ Binh Tư, ông giáo hiểu lầm lão Hạc là vì: Lão có lòng tự trọng cao, không muốn làm phiền người khác, nên đã giấu diếm ông giáo về hoàn cảnh thực sự của mình. Từ đó, khiến ông giáo nghĩ rằng vì hoàn cảnh túng quẫn nên lão Hạc bị cuốn vào nghề trộm chó. Tuy nhiên khi hiểu lầm đã được hóa giải, ông giáo thương xót cho số phận của lão Hạc và tự trách móc bản thân vì đã không quan tâm nhiều đến lão Hạc.
a. Đoạn văn là lời của ai nói với ai, trong trường hợp nào và với mục đích gì?
Đoạn văn trên là suy nghĩ của nhân vật ông giáo trong truyện ngắn Lão Hạc. Suy nghĩ ấy diễn ra khi ông kể cho vợ nghe về việc lão Hạc sang nhờ ông giữ tiền cho con trai và gửi tiền làm ma sau khi lão mất. Những suy nghĩ ấy nhằm thể hiện sự thức tỉnh của ông giáo về cách nhìn người, nhìn đời.
b. Tinh thần “cố tìm mà hiểu” “những người quanh ta” có ý nghĩa, tác dụng gì đối với chính nhà văn Nam Cao trong trường hợp ông viết Lão Hạc?
Khi chúng ta “cố mà tìm hiểu” “những người quanh ta” sẽ cho chúng ta cái nhìn vị tha hơn về những người xung quanh. Bởi là con người, ai cũng có những nỗi khổ của riêng mình. Ta nên có cái nhìn thấu hiểu và đồng cảm hơn với nỗi khổ đau của họ.
Cuộc sống của người nông dân Việt Nam thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám qua truyện ngắn Lão Hạc là cuộc sống nghèo khổ. Họ bị áp bức, chà đạp, đời sống của họ vô cùng khó khăn. Sự tủi nhục được Nam Cao thể hiện một cách chân thực, khiến cho người đọc cảm nhận sâu sắc nỗi tuyệt vọng người nông dân trong giai đoạn này.
Tác phẩm Lão Hạc được nhà văn Nam Cao viết theo phong cách hiện thực. Văn bản phản ánh thực trạng xã hội Việt Nam giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám. Khi cuộc sống của người nông dân luôn phải chịu bất công và bị đẩy vào bước đường cùng.
Xem thêm:
Soạn bài Lão Hạc đã được giải đáp chi tiết và đầy đủ. Từ đó, giúp học sinh hiểu hơn và có sự chuẩn bị tốt nhất cho tác phẩm này.
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng là nhà khoa học hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực vi sinh vật học (wiki), với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho giáo dục và nghiên cứu. Ông là con trai Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân, thuộc gia đình nổi tiếng hiếu học. Giáo sư giữ nhiều vai trò quan trọng như Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, Đại biểu Quốc hội và đã được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân năm 2010.
NH3 hay Amoniac là một hợp chất hóa học có trong tự nhiên và được…
Tình cha nghĩa mẹ và công ơn sinh thành dưỡng dục luôn là tình cảm…
Hóa chất clorin, với tên gọi quen thuộc, là một hợp chất quan trọng trong…
Thơ tháng 7 chứa đựng biết bao niềm thương, nỗi nhớ mà bạn chưa có cơ…
KClO3 và lưu huỳnh (S) là những chất có trong pháo hoa. Nó phản ứng…
Chùm thơ về vợ sẽ thay bạn gửi lời yêu thương tới người bạn đời…
This website uses cookies.