Table of Contents
Soạn bài Nói với con chi tiết giúp bạn hiểu được thông điệp của tác giả, sự ẩn ý phía sau mối quan hệ gia đình. Bài thơ của Y Phương là tác phẩm mang theo tình yêu thương cha mẹ với con sâu sắc và rộng hơn là quê hương, đất nước.
Nội dung chính
Văn bản Nói với con (Y Phương) là sự hòa quyện giữa tình cảm gia đình và tình yêu đất nước. Vẻ đẹp tâm hồn ở các thành viên trong một gia đình tưởng như nhỏ bé lại đại diện cho cả lối sống tuyệt vời của một dân tộc miền núi. Không những thế, tình yêu thương này còn gợi nhắc đến tình yêu quê hương, sự tự hào về vùng đất mình sống và ý chí vươn lên của con người nơi ấy.
Tình cảm gia đình và tình yêu quê hương hài hoà trong bài thơ
Sau khi đọc
Hướng dẫn soạn văn 7 bài Nói với con lớp 7 Kết nối tri thức chi tiết giúp học sinh giải đáp được tất cả các câu hỏi trong sách. Bài soạn mang người đọc đến gần hơn với giá trị tốt đẹp, nơi tình cảm gia đình không tách rời với tình yêu quê hương.
1. Nói với con thể hiện tình cảm của người cha đối với con, nhưng qua đó, nhà thơ còn hướng tới những đối tượng nào khác?
Mặc dù chủ thể trong tác phẩm là lời của người cha tâm tình với người con máu mủ của mình. Nhưng khi soạn văn 7 Nói với con, em thấy nhà thơ còn hướng đến tất cả người đọc khác mà “đứa con tinh thần” có cơ hội tiếp cận.
Ông muốn truyền đạt tình cảm thiết tha của gia đình cùng với cả niềm tự hào với quê hương. Ông đề cao ý chí vươn lên, sức sống bền bỉ của con người nơi con mình sinh ra và lớn lên. Qua lời tâm tình chân thành, người đọc sẽ có cảm giác đồng cảm với chủ thể trữ tình trong bài thơ.
2. Qua những lời tâm tình, căn dặn, người cha muốn nói với con về những điều gì?
Qua quá trình đọc hiểuNói với con lớp 7, không chỉ người con mà ngay cả em cũng có thể cảm nhận được ý nghĩa của lời căn dặn từ người cha. Đó là mong muốn về một cách sống cao đẹp, không bao giờ quên nguồn cội của mình:
- Gia đình luôn được đặt trong tim, biết ơn cha mẹ và nhớ đến tình cảm của các thành viên.
- Luôn có niềm tự hào và tin tưởng với quê hương của mình.
- Hiểu rõ phẩm chất cao quý của những người cùng sinh ra và sống tại xứ sở mình ở. Từ đó, con cũng nên học hỏi và phát huy được những phẩm chất tốt đẹp này.
- Là người phải biết sống có cốt cách tựa như những “người đồng mình”.
3. Người cha đã nhìn nhận như thế nào về mối quan hệ giữa “con” với gia đình, quê hương, sứ xở? Những mối quan hệ ấy có ý nghĩa gì đối với sự trưởng thành của “con”?
- Nếu nói đến tình cảm gia đình thì mối quan hệ giữa “con” với các thành viên cực kỳ tự nhiên. Giữa cha mẹ và con trong bài thơ và cả đời thực là yêu thương và chăm sóc lẫn nhau. Từ những giây phút đầu đời của con – “Một bước chạm tiếng nói” đến khi con trưởng thành đều vô cùng hạnh phúc – “Hai bước tới tiếng cười”. Cha mẹ luôn dõi theo con đường của con, bảo bọc và bảo ban khi có thể.
- Với quê hương xứ sở, “con” mang theo tinh túy của đất trời nơi sinh ra và lớn lên. Dù hoàn cảnh sống có khó khăn nhưng bù lại được sống giữa thiên nhiên tươi đẹp – “Rừng cho hoa/Con đường cho những tấm lòng;”. Nơi đây hun đúc các phẩm chất cao quý như những “người đồng mình” cho con, nuôi dưỡng ý chí mạnh mẽ – “Còn quê hương thì làm phong tục”. (Chính bản thân học sinh khi soạn văn 7 Nói với con cũng dễ dàng cảm nhận được ý nghĩa này).
Mối quan hệ của con với gia đình và quê hương không tách rời
4. Vẻ đẹp tâm hồn và sức sống mãnh liệt, bền bỉ của “người đồng mình” được thể hiện như thế nào trong bài thơ? Nói về “người đồng mình”, người cha muốn nhắn gửi con điều gì?
Bài thơ Ngữ văn 7 Nói với con là lời tâm tình gia đình nhưng cũng là niềm tự hào về tâm hồn, lối sống của người dân tộc vùng núi:
- Lãng mạn và tài hoa: Người đồng mình yêu lắm con ơi/Đan lờ cài nan hoa/Vách nhà ken câu hát”.
- Ý chí vươn lên, sức sống bền bỉ: “Người đồng mình thương lắm con ơi!/Cao đo nỗi buồn/Xa nuôi chí lớn”.
- Luôn yêu quê hương xứ sở dạt dào dù hoàn cảnh khó khăn: “Sống trên đá không chê đá gập ghềnh/Sống trong thung không chê thung nghèo đói/Sống như sông như suối/Lên thác xuống ghềnh/Không lo cực nhọc”.
- Dù bình dị nhưng rất độc lập, mạnh mẽ: “Người đồng mình thô sơ da thịt/Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”.
Qua lời miêu tả chân thực này, người cha muốn con mình phải thấu hiểu những giá trị cao đẹp đó và sống có cốt cách, phát huy các phẩm chất đáng quý.
5. Nêu cảm nhận của em về nghệ thuật của bài thơ
- Tác giả cực kỳ khéo léo trong việc sử dụng các kiểu câu có cấu trúc tương tự để nhấn mạnh cảm xúc và thông điệp muốn truyền tải. Giống ở cả số chữ cũng như cách sắp xếp từ vựng: Chân … bước tới, người đồng mình … lắm con ơi, cao đo nỗi buồn, xa nuôi chí lớn, sống … không chê.
- Ngôn ngữ bình dị, chân thực thể hiện sự chất phác và chân thành: Dẫu làm sao, thô sơ da thịt, con ơi, người đồng mình.
- Cách nói mang tính hình tượng, so sánh giúp tăng tính sinh động và thu hút: Một bước chạm, hai bước tới, cài, ken, tự đục đá kê cao quê hương.
Kết luận
Soạn bài Nói với con (Y Phương) giúp học sinh cảm nhận nỗi niềm, lời chân thật từ tận đáy lòng mà người cha muốn dành cho con của mình. Hy vọng với hướng dẫn từ Trang phân tích văn học Thepoetmagazine, bạn sẽ hiểu thêm về thông điệp cao đẹp phía sau của tác giả.
XEM THÊM:
Giáo sưNguyễn Lân Dũnglà nhà khoa học hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực vi sinh vật học (wiki), với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho giáo dục và nghiên cứu. Ông là con trai Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân, thuộc gia đình nổi tiếng hiếu học. Giáo sư giữ nhiều vai trò quan trọng như Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, Đại biểu Quốc hội và đã được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân năm 2010.
Open this in UX Builder to add and edit content