Table of Contents
Soạn bài Thư lại dụ Vương Thông của tác giả Nguyễn Trãi môn Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo. Học sinh trả lời đầy đủ vấn đề theo nhà biên soạn đặt ra có thể bám sát nội dung tác phẩm.
- Soạn văn Thư lại dụ Vương Thông trước khi đọc
- Soạn bài Thư lại dụ Vương Thông trong khi đọc
- Soạn bài Thư lại dụ Vương Thông sau khi đọc
- Câu 1: Cho biết mục đích và đối tượng của bức thư. Việc tác giả chọn cách nghị luận dưới hình thức một bức thư có tác dụng như thế nào?
- Câu 2: Trong đoạn trích dưới đây, câu văn nào nêu luận điểm, câu văn nào nêu lí lẽ, bằng chứng?
- Kể ra người dùng binh giỏi là ở chỗ biết rõ thời thế mà thôi. Được thời có thế thì mất biến thành còn, nhỏ hóa ra lớn; mất thời thất thế, thì mạnh hóa ra yếu, yên lại chuyển nguy. Sự thay đổi ấy chỉ trong khoảnh khắc trở bàn tay mà thôi. Nay các ông không hiểu rõ thời thế, lại trang sức bằng lời dối trá, thế chẳng phải là bọn thất phu hèn kém ư? Sao đáng để cùng bàn việc binh được?
- Câu 3: Ở phần 2, tác giả nhiều lần vạch rõ sự giả trá, gian dối của quân Minh và cho rằng như thế là trái với “mệnh trời”. Hãy dẫn ra một số từ ngữ, câu văn cho thấy điều đó. Theo bạn, vì sao việc nói đến “mệnh trời” lại cần thiết trong bức thư này?
- Câu 4: Khái quát những nguyên nhân thất bại tất yếu của quân Minh mà tác giả đã vạch rõ trong phần 3. Điều gì đã tạo nên tính chất đanh thép, quyết đoán trong phần này?
- Câu 5: Trong phần 4, tác giả đã gợi ra cho Vương Thông những lựa chọn nào? Từ đó, bạn hiểu gì về cách ứng xử của Nguyễn Trãi, Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn?
- Câu 6: Nêu những lưu ý trong cách đọc hiểu văn bản nghị luận mà bạn rút ra được sau khi đọc Thư lại dụ Vương Thông của Nguyễn Trãi. Nhận xét về nghệ thuật viết văn nghị luận của Nguyễn Trãi.
- Kết luận
Soạn văn Thư lại dụ Vương Thông trước khi đọc
Theo chương trình Ngữ văn 10, trước khi đọc văn bản, bạn cần trả lời câu hỏi được đặt ra trước khi đọc hiểu văn bản. www.thepoetmagazine.org tổng hợp câu hỏi và câu trả lời gợi ý:
Bài thơ Bảo kính cảnh giới – bài 57 của Nguyễn Trãi có câu: “Đao bút phải dùng tài đã vẹn”. Hình ảnh “đao bút” đã nói lên quan niệm gì về vai trò của nhà văn và văn chương trong hoàn cảnh đất nước có ngoại xâm?
Trả lời:
“Đao bút phải dùng tài đã vẹn”: Đao bút là vai trò của nhà văn trong hoàn cảnh đất nước có giặc ngoại xâm. Tác giả đã dùng ngòi bút để làm vũ khí chiến đấu.
Nguyễn Trãi đã đưa văn chương vào, làm động lực chống lại giặc ngoại xâm. Những tác phẩm được sáng tác chính là những lời khích lệ tinh thần chiến đầu và khát khao giành chiến thắng.
Soạn bài Thư lại dụ Vương Thông trong khi đọc
Học sinh tiếp tục trả lời tất cả các câu hỏi được đặt ra ở phần đọc văn bản. Bạn chú ý các vấn đề được đặt ra và tìm lời giải đề bám sát nội dung bài học.
Soạn văn Thư lại dụ Vương Thông phần yêu cầu trước khi đọc
Câu 1: Những từ ngữ nào được nhắc lại nhiều lần trong đoạn này? Điều đó có ý nghĩa gì?
Từ được nhắc lại nhiều lần trong đoạn văn: “Thời thế”.
=> Tác dụng: Nhấn mạnh để Vương Thông chú ý, hiểu rõ thời thế lúc bấy giờ. Đã đến lúc thức tỉnh và nhận ra tình hình quân Minh ở Đại Việt như thế nào.
Câu 2: Tác giả nhắc đến những chuyện xưa nhằm mục đích gì?
Tác giả nhắc đến những chuyện xưa để “ôn cố nhi tri tân”. Câu thơ này có ý nghĩa là ôn lại chuyện cũ, từ đó hiểu ra tình thế ngày nay. Tác giả muốn truyền tải ý nghĩa cho Vương Thông hiểu ra sự thất bại của quân Minh tại vùng đất Đại Việt.
Câu 3: Chỉ ra các nguyên nhân tác giả cho rằng quân giặc tất yếu phải thua.
Những nguyên nhân tác giả cho rằng giặc tất yếu phải thua là: Thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Cụ thể các yếu tố thể hiện cho những lí do này gồm:
- Thiên thời: Nước lũ mùa hạ chảy tràn, cầu sàn, rào lũy sụp lở, củi cỏ thiếu thốn, ngựa chết quân ốm.
- Địa lợi: “Nước xa không cứu được lửa gần”, viện binh có đến cũng muôn phần phải thua, viện binh thua, bọn Vương Thông bị bắt.
- Nhân hòa: Gian thần chuyên chính, bạo chúa giữ ngôi, cốt nhục hại nhau, chốn cung đình sinh biến.
- Đầy đủ cả thiên – địa – nhân: Nghĩa quân Lam Sơn trên dưới đồng lòng, hăng say tập luyện, khí giới tinh, vừa cày ruộng, vừa đánh giặc. Quân sĩ trong thành của Vương Thông đều mỏi mệt và tự chuốc lấy thất bại, thương vong nhiều.
Câu 4: Giải pháp tác giả đưa ra hợp lí như thế nào cho cả đôi bên?
Tác giả đã đưa ra giải pháp gồm:
- Quân Minh của Vương Thông: Biết chém lấy đầu Phương Chính, Mã Kỳ đem nộp để hàn gắn vết thương của nhân dân Đại Việt.
- Phía Đại Việt: Giữ lễ, sẵn sàng nối lại sự hòa hảo, sửa cầu đường, thuyền ghe đá để đưa quân Minh về nước.
Soạn bài Thư lại dụ Vương Thông sau khi đọc
Thư lại dụ Vương Thông là thư số 35, gửi cho Vương Thông được in trong Văn 10. Khi đó, thành Đông Quan (Nay là Hà Nội) bị quân ta vây hãm, với quân địch ở trong thành đang khốn đốn. Lá thư này được viết vào tháng 2/1427, đến tháng 10 cùng năm, Liễu Thăng bị giết tại gò Mã Yên, Vương Thông “tự ý giảng hòa” với quân Lam Sơn, không cần chờ lệnh của vua Minh. Sau đó, hắn đã rút quân về nước.
Chuẩn bị bài soạn Thư lại dụ Vương Thông sau khi đọc
Để nắm rõ kiến thức đúc rút từ tác phẩm, bạn có thể tìm hiểu và trả lời thêm một số vấn đề được đặt ra ở phần sau đọc. Qua đó, học sinh nắm được mục đích và đối tượng của bức thư, nhận diện luận điểm, lí lẽ, bằng chứng được đưa ra.
Câu 1: Cho biết mục đích và đối tượng của bức thư. Việc tác giả chọn cách nghị luận dưới hình thức một bức thư có tác dụng như thế nào?
Mục đích: Dụ Vương thông và quân sĩ nhà Minh đầu hàng.
Đối tượng: Vương Thông, quân sĩ nhà Minh ở Đại Việt.
Tác giả chọn cách nghị luận dưới hình thức bức thư để tác động tư tưởng, tình cảm của đối phương, làm thay đổi quyết định của tướng sĩ nhà Minh.
Câu 2: Trong đoạn trích dưới đây, câu văn nào nêu luận điểm, câu văn nào nêu lí lẽ, bằng chứng?
Kể ra người dùng binh giỏi là ở chỗ biết rõ thời thế mà thôi. Được thời có thế thì mất biến thành còn, nhỏ hóa ra lớn; mất thời thất thế, thì mạnh hóa ra yếu, yên lại chuyển nguy. Sự thay đổi ấy chỉ trong khoảnh khắc trở bàn tay mà thôi. Nay các ông không hiểu rõ thời thế, lại trang sức bằng lời dối trá, thế chẳng phải là bọn thất phu hèn kém ư? Sao đáng để cùng bàn việc binh được?
Câu văn nêu luận điểm là “Kể ra người dùng binh giỏi là ở chỗ biết rõ thời thế mà thôi.”
Các câu văn nêu lí lẽ:
- “Được thời có thế thì mất biến thành còn, nhỏ hóa ra lớn.”
- “Được thời có thế thì mất biến thành còn, nhỏ hóa ra lớn; mất thời thất thế, thì mạnh hóa ra yếu, yên lại chuyển nguy. Sự thay đổi ấy chỉ trong khoảnh khắc mà thôi.”
- Những câu văn nêu bằng chứng: “Nay các ông không hiểu rõ thời thế, lại trang sức bằng lời dối trá, thế chẳng phải là bọn thất phu hèn kém ư? Sao đáng để cùng bàn việc binh được?”
Câu 3: Ở phần 2, tác giả nhiều lần vạch rõ sự giả trá, gian dối của quân Minh và cho rằng như thế là trái với “mệnh trời”. Hãy dẫn ra một số từ ngữ, câu văn cho thấy điều đó. Theo bạn, vì sao việc nói đến “mệnh trời” lại cần thiết trong bức thư này?
Ở phần 2, tác giả nhiều lần vạch mặt rõ sự giả trá, gian dối của quân Minh, cho rằng như thế là trái với “mệnh trời”. Một số từ ngữ, câu văn thể hiện rõ cho điều này: “Trước đây bề ngoài thì giả cách giảng hòa, bên trong ngầm mưu gian trá, cứ đào hào đắp lũy, ngồi đợi viện binh, tâm tích không minh bạch, trong ngoài lại khác nhau, sao có thể khiến tôi tin tưởng mà không nghi ngờ cho được”.
Nói đến “mệnh trời” cần thiết vì:
- Nói lên tư tưởng thiên mệnh Nho giáo.
- Cho thấy sự tất yếu, thuận tự nhiên của quân inh phải thua trận, thuyết phục Vương Thông đầu hàng.
Câu 4: Khái quát những nguyên nhân thất bại tất yếu của quân Minh mà tác giả đã vạch rõ trong phần 3. Điều gì đã tạo nên tính chất đanh thép, quyết đoán trong phần này?
Những nguyên nhân thất bại tất yếu của quân Minh mà tác giả đã vạch rõ ở phần 3: Không được ủng hộ của 3 yếu tố thiên – địa – nhân.
Giọng văn, những lí lẽ được dẫn ra, bằng chứng xác đáng góp phần tạo tính đanh thép và quyết đoán.
Câu 5: Trong phần 4, tác giả đã gợi ra cho Vương Thông những lựa chọn nào? Từ đó, bạn hiểu gì về cách ứng xử của Nguyễn Trãi, Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn?
Trong phần 4, tác giả gợi ra cho Vương Thông 2 lựa chọn:
- Ra hàng, chém lấy đầu Phương Chính, Mã Kỳ đem nộp và được quân dân Đại Việt cho về nước đường hoàng, giữ lễ; hoặc:
- Quân Lam Sơn quyết một trận được thua, trận chiến này thua chắc chắn cho quân Minh.
Câu 6: Nêu những lưu ý trong cách đọc hiểu văn bản nghị luận mà bạn rút ra được sau khi đọc Thư lại dụ Vương Thông của Nguyễn Trãi. Nhận xét về nghệ thuật viết văn nghị luận của Nguyễn Trãi.
Sau khi đọc Thư lại dụ Vương Thông, một số vấn đề rút ra được khi viết văn nghị luận gồm:
- Tìm ra các luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng để thấy sự liên kết trong văn bản.
- Hiểu mục đích và đối tượng hướng đến của văn bản.
- Lập luận chặt chẽ, bắt đầu từ quan niệm dùng binh là phải biết thời thế > Phân tích thời, thế ở Trung Quốc, thế của quân Vương Thông ở thành Đông Quan, chỉ ra 6 cớ bại vong tất yếu > Khuyên quân Vương Thông về nước có lợi hơn cả.
Kết luận
Soạn bài Thư lại dụ Vương Thông đầy đủ theo chương trình Chân trời sáng tạo 10 giúp học sinh hiểu rõ ý chính trong tác phẩm. Qua đó, bạn cũng có thể nắm được những thông điệp tác giả gửi gắm, rút ra được những lưu ý khi viết bài văn nghị luận.
XEM THÊM:
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng là nhà khoa học hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực vi sinh vật học (wiki), với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho giáo dục và nghiên cứu. Ông là con trai Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân, thuộc gia đình nổi tiếng hiếu học. Giáo sư giữ nhiều vai trò quan trọng như Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, Đại biểu Quốc hội và đã được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân năm 2010.
Open this in UX Builder to add and edit content