Table of Contents
Tiếng thu một trong những bài thơ tiêu biểu của Lưu Trọng Lư. Bài thơ thể hiện tâm trạng khắc khoải khi mùa thu về. Là một trong những người tiên phong của phong trào Thơ mới, nên những sáng tác của ông đều thể hiện được cá tính độc đáo riêng biệt.
The POET Magazine đã tổng hợp thông tin chung về tác phẩm để bạn hiểu sâu về nội dung, tác giả cũng như văn bản.
Nội dung bài thơ Tiếng Thu của Lưu Trọng Lư
Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ?
Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô?
Giới thiệu Tiếng thu lớp 12 Chân trời sáng tạo
Bài thơ Tiếng thu trong SGK ngữ văn 12 là bức tranh thiên nhiên được vẽ cả tâm hồn và điệu nhạc rất riêng của người thi sĩ. Lưu Trọng Lư đã rất khéo léo trong việc mượn hình ảnh của mùa thu để nói lên nỗi buồn của nhân vật trữ tình. Qua bài thơ, người đọc có thể cảm nhận được nỗi buồn man mác và những hình ảnh đầy tính biểu tượng. Tất cả những yếu tố khi kết hợp đã tạo nên một bài thơ đầy sức sống nhưng cũng rất chi là hữu tình.
Nhan đề “Tiếng thu” cũng đồng nghĩa với tiếng lòng, là tiếng nói của con tim dành cho một tình yêu thầm lặng.
Bài thơ này được in trong Thi nhân Việt Nam năm 1941, Hoài Thanh – Hoài Chân. Đặc biệt, Tiếng thu đã được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc và trở thành bài hát nổi bật trong sự nghiệp của họ.
Đôi nét về tác giả Lưu Trọng Lư
Lưu Trọng Lư là một nhà thơ, nhà văn, nhà soạn kịch của Việt Nam. Ông sinh năm 1911 và mất vào năm 1991. Quê ở làng Cao Lao Hạ, xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình quan lạc xuất thân nho giáo.
Đến năm 1932, khi phong trào Thơ mới xuất hiện, ông là một trong những nhà thơ khởi xướng và tích cực cổ vũ cho phong trào này. Ông được người đời ví von như một “chiến tướng”, vì ngay từ những ngày đầu xuất hiện ông đã tạo ra một phong cách thơ riêng biệt. Đó chính là một phong cách thơ vần phóng khoáng, xây đắp cho nhau để tạo nên một bài ca thiêng liêng vừa vui vừa buồn.
Nội dung chính của bài thơ Tiếng thu
Nội dung chính của tác phẩm là bức tranh tâm trạng sống động. Nhà thơ mượn không gian và cảnh vật để nói lên nỗi buồn và sự khắc khoải trong tâm hồn nhân vật trữ tình.
Bài thơ Tiếng thu là tiếng lòng day dứt của nhân vật
Bố cục bài thơ
Bố cục bài thơ Tiếng thu được chia làm 3 phần chính bao gồm:
- Phần 1: Khổ thơ đầu (câu 1 và 2) – Tiếng thu được miêu tả như một điệu huyền.
- Phần 2: Khổ tiếp theo (câu 3, 4 và 5) – Tâm trạng của nhân vật trữ tình dành cho tiếng thu.
- Phần 3: Khổ cuối (4 câu thơ cuối) – Khung cảnh thiên nhiên đất trời mùa thu.
Hoàn cảnh sáng tác Tiếng thu của Lưu Trọng Lư
Bài thơ được sáng tác năm 1939 khi tác giả nhớ về ngôi nhà thời thơ ấu. Nơi ấy là nơi chứa đựng bức tranh thiên nhiên mùa thu đẹp đẽ với hình ảnh một con nai hồn nhiên. Cùng với hình ảnh mùa thu mê đắm của quê hương và hình ảnh những người phụ nữ chờ đợi chồng trở về, đã gieo vào tâm hồn người nghệ sĩ những cảm xúc sâu sắc. Từ những trải nghiệm và nguồn cảm hứng đó, Lưu Trọng Lư đã sáng tác bài thơ Tiếng thu.
Thể thơ – thể loại của Tiếng thu
Bài thơ Tiếng thu được sáng tác theo thể thơ năm chữ. Tác giả muốn dựa trên cảnh sắc bình dị của mùa thu để gợi mở cho người đọc một bức tranh thiên nhiên mùa thu đẹp nhưng cũng có cảm giác man mác buồn.
Biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ là gì?
Tác giả Lưu Trọng Lư đã sử dụng biện pháp tu từ bao gồm:
- Điệp ngữ
- Nhân hóa
- Từ láy
- Câu hỏi tu từ
Tất cả những biện pháp tu từ được nhà thơ sử dụng nhằm nhấn mạnh vẻ đẹp đượm buồn của cảnh sắc mùa thu.
Tác phẩm Tiếng thu có bố cục rõ ràng
Phương thức biểu đạt chính được tác giả sử dụng là gì?
Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ là biểu cảm. Tác giả muốn bày tỏ nỗi niềm da diết của nhân vật trữ tình thông qua hình ảnh mùa thu.
Bài thơ được sáng tác theo phong cách nào?
Bài thơ thuộc phong cách lãng mạn. Tác giả Lưu Trọng Lư đã sử dụng hình ảnh không gian và cảnh vật của mùa thu để thể hiện tâm trạng u buồn của nhân vật trữ tình.
Sơ đồ tư duy Tiếng thu – Lưu Trọng Lư
Sơ đồ tư duy của tác phẩm giúp học sinh tổng hợp những kiến thức chính, cụ thể như sau:
Sơ đồ tư duy Tiếng thu theo ngữ văn lớp 12
Giải đáp một số câu hỏi trong phần đọc – hiểu liên quan đến bài thơ Tiếng thu. Qua đó, học sinh có thể tham khảo để nắm rõ hơn về nội dung và giá trị nghệ thuật trong bài thơ này.
Xem thêm:
Kết luận
Tiếng thu là một tác phẩm văn học diễn đạt xuất sắc về mùa thu dịu dàng và bình dị. Qua đó làm nổi bật lên tâm trạng và cảm xúc u buồn của nhân vật trữ tình. Tác giả Lưu Trọng Lư đã rất thành công khi mượn hình ảnh mùa thu để thay cho tiếng lòng. Từ đó, dễ dàng tạo sự đồng cảm trong lòng mỗi độc giả.
Giáo sưNguyễn Lân Dũnglà nhà khoa học hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực vi sinh vật học (wiki), với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho giáo dục và nghiên cứu. Ông là con trai Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân, thuộc gia đình nổi tiếng hiếu học. Giáo sư giữ nhiều vai trò quan trọng như Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, Đại biểu Quốc hội và đã được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân năm 2010.
Open this in UX Builder to add and edit content