Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thông thái triết học, sinh trưởng trong một gia đình vọng tộc, có học vấn. Ông làm quan, chức Tả thị lang dưới triều nhà Mạc nhưng không chịu được lối tham quan, sách nhiếu của triều đình, ông đã về quê ở ẩn, dạy học, làm thơ. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, ông đã để lại cho đời nhiều tác phẩm có giá trị. Sau đây, LVT Education xin chia sẻ những bài thơ hay nhất của trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Cùng chiêm nghiệm bạn nhé !
Bài viết cùng chủ đề:
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491- 1585), còn có tên là Nguyễn Văn Đạt, tự là Hanh Phủ, hiệu là Bạch Vân cư sĩ, được học trò tôn xưng là “Tuyết Giang phu tử”, người làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, trấn Hải Dương (nay là xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng).
Ông xuất thân trong gia đình vọng tộc, có học vấn ông là cháu ngoại của quan thượng thư Nhữ Văn Lan, cha, mẹ ông đều là những người có văn tài học hành nên từ nhỏ ông đã hấp thụ truyền thống gia giáo kỷ cương. Cha là Nguyễn Văn Định, sinh viên trường Quốc Tử giám, nhưng không ra làm quan, về quê dạy học, lấy bút danh là Cù Xuyên tiên sinh. Mẹ là Nhữ Thị Thục.
Nguyễn Bỉnh Khiêm theo học Đinh Nguyên nhãn Lương Đắc Bằng. Với trí tuệ giỏi giang, thông minh từ nhỏ, lại gặp thầy giỏi nên Nguyễn Bỉnh Khiêm sớm thành tài năng kiệt xuất nổi tiếng. Và sau này, tài học vấn uyên thâm của ông đã vượt xa thầy.
Năm 1534, Nguyễn Bỉnh Khiêm đỗ đầu kỳ thi hương, ngay sau đó, năm 1535 ông đã đỗ đầu tiếp hai kỳ th hội, thi Đình. Nguyễn Bỉnh Khiêm được vua Mạc phong tước Trình Tuyên Hầu nên thường được mọi người gọi là Trạng Trình. Năm 53 tuổi, Nguyễn Bỉnh Khiêm cáo quan về nghỉ hưu, lập nên am Bạch Vân, lấy hiệu là Bạch Vân cư sĩ.
Năm 1542, khi quyền thần lũng loạn triều đình, Nguyễn Bỉnh Khiêm liền dâng sớ đòi chém 18 viên quan to cậy thế làm càn nhưng không được vua đồng ý. Ông liền từ bỏ chức quan, lui về quê dạy học. Học trò về học với ông rất đông và nhiều người trở thành nhân tài của đất nước.
Mặc dù về quê nhưng các vua nhà Mạc vẫn rất kính trọng ông, xem ông như thầy và thường sai sứ đến tận nơi hỏi mưu kế. Tương truyền, ông còn là một nhà tiên tri, tác giả của nhiều lời sấm. Nhà Mạc, nhà Trịnh, nhà Nguyễn đều thi nhau đến xin lời khuyên của ông để dựng nước.
Đến năm 1585, Nguyễn Bỉnh Khiêm lâm bệnh nặng. Khi ông qua đời, nhà vua cử phụ chính đại thần về úy tế, dựng đền thờ và tự tay nhà vua viết biên đề.
Chân dung trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm
a. Tác phẩm chính:
– Về thơ chữ Hán, ông có Bạch Vân am thi tập, theo ông cho biết là có khoảng một nghìn bài, nay còn lại khoảng 800 bài.
– Trong lời đề tựa cho tập thơ chữ Hán của mình, ông đã viết: “… Tuy nhiên cái bệnh yêu thơ lâu ngày tích lại chưa chữa được khỏi vậy. Mỗi khi được thư thả lại dậy hứng mà ngâm vịnh, hoặc là ca tụng cảnh đẹp đẽ của sơn thủy, hoặc là tô vẽ nét thanh tú của hoa trúc, hoặc là tức cảnh mà ngụ ý, hoặc là tức sự mà tự thuật, thảy thảy đều ghi lại thành thơ nói về chí, được tất cả nghìn bài, biên tập thành sách, tự đặt tên là Tập thơ am Bạch Vân” (Bạch Vân am thi tập tiền tự).
– Về thơ chữ Nôm, ông có Bạch Vân quốc ngữ thi tập (còn gọi là Trình quốc công Bạch Vân quốc ngữ thi tập), chính ông ghi rõ sáng tác từ khi về nghỉ ở quê nhà, nhưng không cho biết có bao nhiêu bài, hiện còn lại khoảng 180 bài.
– Thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm làm theo thể Đường luật và Đường luật xen lục ngôn nhưng ông thường không đặt tiêu đề cụ thể cho từng bài mà việc đó được thực hiện bởi những nhà biên soạn sau này. Theo Phả ký (Bạch Vân am cư sĩ Nguyễn công Văn Đạt phả ký) của Vũ Khâm Lân, Nguyễn Bỉnh Khiêm còn có bài phú bằng quốc âm nhưng nay đã bị thất lạc.
– Ngoài di sản văn học với hơn 800 bài thơ (cả chữ Hán và chữ Nôm) còn lưu lại đến ngày nay, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng để lại nhiều bài văn bia (bi ký) nổi tiếng như Trung Tân quán bi ký, Thạch khánh ký, Tam giáo tượng bi minh…
Hầu hết bia đá ông cho khắc lúc sinh thời đã bị thất lạc hay hư hại qua hàng thế kỷ nhưng nhiều bài văn bia nhờ được người đương thời chép lại mà còn lưu đến hôm nay. Một số văn bia do Nguyễn Bỉnh Khiêm soạn và cho khắc đá đã được tìm thấy vào năm 2000 tại huyện Quỳnh Phụ của tỉnh Thái Bình(nằm giáp với huyện Vĩnh Bảo của Hải Phòng qua sông Hóa).
– Trong dân gian còn lưu hành nhiều câu sấm Trạng. Các tập sấm ký Nôm thường mang tên Trạng Trình (Sấm Trạng Trình) và phần lớn viết theo thể lục bát như Trình quốc công sấm ký, Trình tiên sinh quốc ngữ. Sấm Trạng Trình là một hiện tượng văn học cần phải được tìm hiểu và xác minh thêm.
b. Giá trị văn hóa tư tưởng:
– Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, Nguyễn Bỉnh Khiêm được nhìn nhận là một trong những nhà văn hóa lớn của dân tộc.
– Ông là một chính khách có uy tín, bậc hiền triết, nhà tiên tri… Nhưng ông cũng đồng thời là một tác gia lớn có những đóng góp quan trọng trong sự phát triển của văn học dân tộc.
– Sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm phong phú, gồm cả chữ Hán và chữ Nôm. Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhà thơ lớn, không chỉ của thế kỷ XVI.
– Tác phẩm của ông có ảnh hưởng sâu rộng, tác động tích cực vào đời sống tinh thần của nhân dân và góp phần thúc đẩy sự phát triển của tiến trình văn học dân tộc.
– Nguyễn Bỉnh Khiêm được xem là người xứng đáng kế thừa và phát triển truyền thống thi ca dân tộc kể từ sau thời Nguyễn Trãi, góp phần giúp nó đạt đến mức độ hoàn thiện cao dưới thời Nguyễn Du, đồng thời bổ sung vào đó đậm đặc hơn, chất triết lý, suy tưởng và giáo huấn, để thơ trở thành một công cụ hữu ích, phục vụ con người, phản ánh hiện thực đời sống và hiện thực tâm trạng một cách sâu sắc, với cái nhìn khái quát của một triết gia, trong đó có những chiêm nghiệm từng trải của cá nhân ông.
Giàu chất trí tuệ, thơ ông là những khát vọng muốn khám phá những quy luật của thiên nhiên, xã hội và của cả con người, nhằm tự vượt thoát ra khỏi những bế tắc của một thời và có ảnh hưởng sâu sắc tới tận ngày hôm nay, cả về tư tưởng và nghệ thuật của thơ, cả về tầm vóc văn hóa và nhân cách của một nhà thơ.
– Ngoài những sáng tác thơ ca còn lưu truyền, những văn bia do Nguyễn Bỉnh Khiêm soạn và cho khắc đá không chỉ có giá trị về mặt lịch sử hay khảo cổ mà còn chứa đựng nhiều giá trị về mặt tư tưởng cũng như nhân sinh quan của ông.
Có thể bạn quan tâm:
Cùng LVT Education chia sẻ tuyển tập những bài thơ hay nhất của trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm sau đây để chọn lấy bài thơ yêu thích nhất bạn nhé !
Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm hay nhất
Giữ đại đạo là bài thứ chín,Lấy chữ “Trung” chữ “Tín” làm đầu.Người quân tử đạo đức cao,Không kiêu thái, giữ trước sau chan hòa.Khi cần giúp người ta việc gấp,Chẳng chọn ngày, đừng bấm ngón tay.Người được ta cũng mừng thay,Người đau, thông cảm đắng cay cho người.Nói thao thao ngàn lời tươm tất,Cũng không bằng việc thật đã làm.Kiếm lời chê trách nhân gian,Chính là chuốc lấy mối oan hại mình.Ta giúp người chân tình độ lượng,Là góp điều làm phước đáng tin.Trăm nghe không bằng một nhìn,Một việc thực tế hơn nghìn lời suông.Việc trời đất cũng thường thay đổi,Sáng gió mưa, chiều đã đẹp trời.Giống như cuộc sống một con ngườiSáng chiều, may rủi đầy vơi chuyển vần.Có việc đối với ta như thếNhưng với người đâu rễ giống taKhi lời nói trái phát ra,Tất nhiên cái họa cũng sà vào theo.Của phi nghĩa đưa vào cửa trước,Nó cũng tìm đường bước lối sau.Đừng làm những chuyện không đâuChớ tham của lạ để sau bận lòngViệc đừng quá lao tậm cật lực,Nên đắn đo vừa sức thì làm,Không lười biếng chẳng tham lamHọc điều Đại đạo – để làm thực tâm.
Bài mười lăm răn đường học hỏi.Có tư duy mạnh giỏi hơn người.Trước là đẹp đạo đất trời,Sau là xây dựng tình người đẹp hơn.Hiếu với cha thời con hiếu lại,Kính trọng người người lại trọng ta.Chớ tin những thuyết tà ma,Nó làm chìm đắm xấu xa lòng người.Người xưa bảo tiền tài – phấn đất,Nghĩa nhân kia mới thật là ngàn vàng.Đường dài thử sức gian nan,Sống lâu mới biết ruột gan tình người.Biết giữ phận thì đời nhàn hạ,Không gian tham tai họa khó vào.Vận đen vàng hóa ra thau,Vận đỏ sắt cũng ra màu vàng tươi.Rượu trắng nhuốn đỏ mặt ngườiBạc vàng dễ nhuộm lòng người tối đen.Nghèo giữa chợ ai thèm thăm hỏi,Giàu trên rừng có khối người thương.Vẽ hổ khó vẽ bộ xương,Biết người biết mặt khó lường lòng ai.Không đáng sợ sức hai con hổ,Chỉ sợ người ăn ở hai mangSống đại lượng phúc huy hoàng.Mưu sâu tai họa ắt càng thêm sâu.Vợ chồng hiệp sức nhau bàn bạc,Có tiền mua nhiều lạng vàng dòng.Vợ chồng ăn ở khác lòngCó tiền đâu dễ sắm cùng cái kimTrị nhà như cầm cương ngựa dữ,Trị nước như dạo thử cung đàn.Cho nên học hiểu và làm,Lẽ trời với lẽ dân gian hài hòa,Muốn xây phú quý vinh hoa,Cái nền học vấn phải là đâu tiên.
Bài mười sáu thường xuyên tu đức,Phải chuyên tâm nỗ lực hàng ngày.Học rồi thực tế làm ngay,Rút ra kinh nghiệm dở hay sự tình.Tu đức tốt tướng sinh ra tướng,Con thảo hiền sinh được cháu ngoan.Nhà nghèo nhờ vợ đảm đang,Nước loạn cầu tướng giỏi giang, trung thành.Âm dương hòa không sinh lụt bão,Vợ chồng hòa thì đạo nhà nên.Tránh điều nghi kỵ hờn ghen,Đàn bà tiếp khách phải nên nhớ rằng:Cử chỉ đẹp, nói nhẹ nhàng,Khi đưa tiễn khách xin đừng quá chân.Bốn đức tính Công, Dung, Ngôn, Hạnh,Người đàn bà gánh nặng lo toan.Đừng kiêu sa, chớ lăng loàn,Đừng ghen ghét chớ giận hờn với ai.Gái yêu chồng đẹp vui mọi vẻ,Giúp chồng nuôi con khỏe con ngoan.Dựng xây tôn thống họ hàng,Sáng trong như ngọc, nết càng đẹp ra.Khi lòng dục dâm tà đã mở,Quên yêu thương bỏ cả lễ nghi.Nết hư dù chỉ một ly,Tiếng tăm đồn đại bay đi khắp vùng.
Bài mười tám răn chữ lương tàiLương là đạo cao đức trọngCó lương tài chết sống thơm danh.Người tài lành có bạn lành,Người ác bạn ác kết thành tai ương.Người lương tài nên thường nói thẳng,Kẻ xấu xảo nịnh chẳng thương yêu.Người lành nói ít làm nhiều,Tiểu nhân múa mép, lắm điều ba hoa.Người lành không gian tà uẩn khúc,Hành động luôn chính trực, phân minh.Kiệm cần có lý có tình,Để không mang tiếng rằng mình kiêu sa.Vụng may áo gấm cũng hỏng,Làm bậy thì phá hỏng cơ ngơi.Biết ít thì sống thảnh thơi,Biết nhiều lắm chốn, lắm điều thị phi.Người giúp việc cần chi đẹp xấu,Cần chọn người trung hậu, chăm ngoan.Lòng người, nọc rắn khó phân,Mặt trời ai biết chuyển vần như xe.Của xóm Đông lấy về hôm trước,Đến hôm sau nó ngược xóm ĐoàiViệc hôm nay, việc ngày mai.Hãy đem hai chữ Lương Tài mà xem.
Bài hai mươi là thiên thịnh đứcMột số điều đã được rút ra.Người thực tài chẳng ba hoa,Thường khi dung mạo cứ là như ngây.Có ruộng không cấy cày thì đói,Có sách không học hỏi thì ngu.Trai không dạy, khác chi lừa,Gái ngu thì cũng giống như lợn sề.Trai sợ vợ bởi vì nhu nhược,Gái kính chồng vì được nết ngoan.Phải dè xẻn bởi thiếu ăn,Sống xa xỉ bởi nguyên nhân của thừa.Vừa lười nhác, lại vừa ngu xuẩn,Thì giầu sang đâu đến mà mơ.Hay đến thân cũng thành sơ,Ngồi dai chủ chẳng bao giờ thích đâu.Uống rượu đấu khẩu nhau ít chứ,Mới là người quân tử phòng thân.Thóc tiền sòng phẳng đồng cân,Mới là đức độ, tinh thần trượng phu.Con cá bị giật lên bờCó hối cũng chẳng bao giờ được tha.Làm việc xấu đã sa pháp luật,Hối ba lần cũng thật muộn mằn.Nước loạn chớ đến dung thânNơi nguy hiểm chớ bước chân lần vào.Phép quyền biến làm sao biết trước,Phải đắn đo mong được an toàn,Lò lửa ví như phép quan,Lòng người như sắt như gang trong lòNgười yếu phải nương nhờ người mạnh,Giúp được người là hạnh phúc thay,Không thù dai chẳng hại ai,Tuy nhiên vẫn phải nhớ bài phòng thân.Trên lượng cả, chẳng cần phạt dưới,Kẻ trịch thượng từ chối đừng chơi.Nước trong ít cá lội bơi,Sống nhiều khe khắt, ít người mến thân.
Phận làm con phải thông đạo hiếu,Phận làm dân phải hiểu chữ trung.Trên ra lệnh, dưới phục tùng,Cha làm việc tốt, con cùng làm theo.Của cải nhiều dùng lâu cũng hết,Chữ hiếu trung hưởng mãi vô cùng.Bàn mưu tư lợi thì đừng,Bàn điều chân chính, nên cùng tham gia.Làm tốt chớ ba hoa kể lể,Hoa sớm nở, thì hoa dễ sớm tàn.Cẩn thận đáng giá ngàn vàng,Phải suy nghĩ kỹ hãy làm mới hay.Người tốt hay xắn tay làm phúc,Giúp ai không lợi dụng người ta.Người biết lỗi, sửa thì tha,Trị người có tội, chớ mà quá nghiêm.Dạy điều thiện, đừng nên tham quá,Để người học có khả năng theoKhoan hòa sẽ được tin yêu,Siêng năng cần mẫn ắt nhiều thành công.Nói thận trọng thì không sợ lỗi,Làm thận trọng đỡ hối về sau.Thế lực dù mạnh đến đâu,Nếu đem dùng hết, ắt sau hại mình.Hoặc cậy thế tạo thành phúc lộc,Hẳn rằng sau cũng chẳng ra gì.Cứ đường chính đạo mà đi,Hiếu, Trung, Nhân, Nghĩa nghĩ suy mà làm.
Bài thứ ba bàn sự giàu sangGiàu với sang ai chả ước mong,Nhưng giàu sang chẳng chính công,Là phi đạo đức, hẳn không lâu bền.Ai sống kẻ nghèo hèn cũng chán,Nhưng bất lương đuổi hẳn chẳng đi.No cơm hẩm thiết gì thịt cá,Vui cảnh nghèo, quên cả giàu sang.Người quyền quý, lắm bạc vàng,Lấy gương xử với họ hàng mà soi.Ở phải đạo, nhiều người giúp đỡ,Sống bất lương, ít chỗ thân tình.Thà nghèo giữ được thơm danh,Hơn giàu lắm chuyện phẩm bình, cười chê.Bọ ngựa rình con ve định bắt,Chim sẻ rình bọ sát phía sau…Tiếng tăm lừng lẫy càng nhiều,Tránh xa kẻ xấu sinh điều ghét ghen.Nhiều tài cũng lắm phen khốn khổ,Nhiều công là cái hố suy bì.Nhớ rằng đừng cậy, chẳng khoe,Phải luôn thận trọng chớ hề phô trương.Nói với bạn việc ngay ý thẳng,Phải người tham họ chẳng nghe đâu.Nói với quan chuyện thanh cao,Phải quan tham nhũng hẳn sau nó trù.
Bài thứ tư nêu câu Đại nghĩaDạy cho người ta biết để khuyên nhau.Trung với nước đặt lên hàng đầu,Đạo cha con được xếp vào đại luân.Trai tài biết thương dân, thủ tiết,Gái kiên trinh phải biết giữ mình.Người tài nước được thơm danh,Vợ giỏi như được ngọc lành trời cho.Gái bất chính thì cho chẳng lấy,Trai có tài mắc bẫy thì ngu.Bất trung dễ mắc mưu thù,Minh quân như mù mới lấy làm quan.Con dân thường chăm ngoan học giỏi,Cũng có ngày tiến tới làm quan,Con quan chẳng chịu học hành,Suốt đời cũng chỉ làm anh dân thường.Làm quan chức, thấm ơn chế độ,Có nuôi con, mới nhớ được công cha.Muốn lòng ngay thẳng thật thà,Rèn luyện ý trí phải là đầu tiên.
Bài thứ năm: Tâm linh chí thiệnMong tốt lành mọi chuyện công tư.Rất vui là đọc thi thư,Việc đời mệt nhất ấy là dậy con.Cha nghiêm phụ răn con hiếu thảo,Mẹ nhân từ dạy bảo gái ngoan.Nhà lành hương toả chi lan,Ở lâu chẳng thấy mùi thơm ngạt ngào.Gần kẻ ác như vào chợ cá,Buộc người ta quen cả mùi tanh.Có nết tốt chẳng kiêu căng,Đức dày thêm mãi tạo thành thói quen.Giàu chớ kiêu chớ nên ích kỷ,Sang cũng đừng xa sỉ, hợm đời.Việc làm muốn tốt tuyệt vời,Ba lần căn nhắc hẳn hoi mới làm.Suy tính kỹ bao hàm hai ý:Việc chung riêng thấu lý đạt tình.Từ xưa vẫn sợ, vẫn kinh,Lòng người nham hiểm nảy sinh khó lườngKẻ tiểu nhân mưu đồ xảo quyệt,Thích mưu đồ tiêu diệt người ngay.Cho dù hiểm độc, quắt quay,Không qua lẽ phải, chẳng xoay đạo trời.Kẻ bất nhân nhất thời nổi tiếng,Không người thì trời diệt chẳng thaTự nhiên được của đầy nhà,Một là lộc lớn, hai là họa toCó lúc bại, trời cho thắng cuộc,Hoặc đang nghèo bỗng được giầu sang.Thế gian yêu lắm ghét nhiều,Khen nhiều chê lắm, bao điều bất an.Mừng nhiều lo lắm chẳng oan,Vinh nhiều nhục lắm, thế gian thường tình.Đừng cậy thế mà sinh kiêu ngạo,Chớ cậy quyền để tạo lợi riêng.Làm một điều thiện cũng nên,Trừ một việc ác quả nhiên rất cần.Sinh sự thì bận tâm mệt sức,Nên nhún nhường tạo Đức thì hơn.Việc chuẩn bị kỹ hãy làm,Việc không chuẩn bị chớ tham làm bừa.Bao kinh nghiệm từ xưa đã thấy,Sai một ly đi mấy dặm đường.Quả quyết được việc lẽ thường,Đắn đo hỏng việc, ấy gương ở đời.Sắc chẳng mê người, chính người mê sắc,Rượu chẳng say người, chỉ tại người say.Đừng nên vui quá nói chầy,Chớ vì sướng quá vung tay làm liều.Quý chim phượng bởi yêu lông cánh,Trọng người hiền ở cách nói năng.Gặp khi hoạn nạn khó khăn,Hành vi tế nhị, nói năng lựa lời.Mười mắt rồng và mười tay trỏThật công minh sáng tỏ sâu xaQuả đào người quý tặng ta,Ta lấy quả mận đem ra biếu người.Cung nỏ lạ chớ cầm mà khốn,Ngựa chẳng quen, chớ cưỡi mà ngã.Qua ruộng dưa chớ sửa giầy,Dưới gốc mận chớ giơ tay sửa đầu.Coi chừng chốn cửa cao nhà rộng,Đừng cậy rằng tông tộc mình to.Họ to lắm chuyện tò mò,Cửa cao thường giở những trò kiêu căng.Người tốt, chơi nói năng chân thật,Kẻ xấu, chơi như mật chết ruồi.Người tốt bền chí thức thời,Khó khăn thuận lợi vẫn nuôi chí bền.Kẻ xấu thường van xin lúc khó,Được việc rồi thì nó quên luôn.Mới hay muôn sự vui buồnNhững điều chí thiện phải luôn ghi lòng.
Bài thứ sáu: Hai dòng Thiện–ÁcLà hai điều thật khác nhau xaTrăm năm trong cõi người ta,Dở, hay báo ứng, thật là công minh.Báo ứng có khi nhanh, khi chậm,Nhà tối, nghèo nào dám coi khinh.Việc làm phúc nếu vô tình,Như tuồng lánh nạn, đáng khinh khỏi bàn.Kẻ bạo ngược mưu toan việc xấu,Bịp được người sao giấu được trờiVầng dương mọc lặn luân hồi,Mặt trăng tròn khuyết, đầy rồi lại cong.Tình người cũng tụ, xong lại tán,Buồn lại vui, vui chán lại buồn.Cỏ hoa sớm nở tối tàn,Cây tùng cây bách muôn ngàn sức xuân.Mỗi ngày xét bản thân ba lượtĐêm nhiều người sẽ biết cho ta.Số trời vốn sẵn định ra,Giàu sang có mệnh, vinh hoa có ngày.Hoa nở muộn do cây cằn cỗi,Đời chưa vui, bởi nỗi khổ nghèo.Giàu sang, khách đến thăm nhiều,Nghèo hèn, thân thích ra chiều cách ly.Lúc dư dật, phòng khi túng thiếu,Khi sướng vui, phải liệu khi buồn.Một nhà nề nếp cương thường,Cha từ, con thảo, đẹp gương vợ chồng.Tình anh em: thuận lòng nhân ái,Nghĩa bạn bè qua lại giúp nhau.Người con phòng lúc ốm đau.Chứa thóc phòng đói là câu chí tình.Giúp người gặp cảnh tình nguy cấp,Hoặc cứu người trong lúc gian nguy.Có mới đừng nới cũ đi,Tiếng nói một nẻo, bụng suy một đằng.Chớ có lành bắt vành ra méo,Đừng làm cho bé xé ra to.Một chút tà tất quanh co,Người ta sẽ tỏ các trò quắt quay.Lời không cánh mà bay khắp ngả,Đạo đức cao thì gốc cả, rễ sâu.Ngọc vết mài chẳng khó đâu,Nói sai, biết sửa bao lâu mới lành.Lời đã nói bay nhanh hơn gió,Bốn ngựa phi cũng khó đuổi theo.Khinh người là thói tự kiêu,Người ta khinh lại, đời nào chịu thua.Tự khen mình mà chê người hỏng,Thì người ta có trọng gì mình.Hãy suy Thiện–Ác, Nhục–VinhỞ sao có nghĩa có tình thì hơn.Việc gia thất muốn yên mọi sựMỗi người nên biết xử phận mìnhĐừng mưu lấy của bất minhChớ ghen ghét với người mình còn thua.Vợ người ta chớ đùa cợt nhả,Đừng gièm pha quấy phá hôn nhân.Một năm có một mùa xuân,Mỗi ngày chỉ một giờ dần đầu tiên.Cháy nhà có nước liền dễ chữa,Láng giềng cần giúp đỡ lẫn nhau.Tình đời lắm chuyện thương đau,Anh em để mẩt lòng nhau thật buồn.Người xưa bảo: thói quen thường vẫn vậy,Đàn bà thì khó dạy khó chiều.Quân tử phép chẳng cần theo,Tiểu nhân chẳng chấp những điều lễ nghi.Thấy ai có vật gì quý giá,Chớ lân la tán gạ, nài xin.Công việc nào quá khó khăn,Đừng buộc người khác phải lăn vào làm.Muốn trách người, phải xem mình trước.Nếu tha mình, tha được người ta.Đứa bất chính, kẻ gian tà,Kết thân với chúng dễ mà tàn thân.Không minh bạch miếng ăn lời nói,Là nguyên nhân cái tội hại mình.Lúc trẻ lao động nhiệt tình,Khi già cuộc sống gia đình thảnh thơi.Trẻ mà lêu lổng chơi bời,Về già chắc hẳn cuộc đời gian truân.Của cho con đâu cần vàng ngọcMà cho con được học được hành.Cho muôn khoảnh ruộng tốt xanh,Chẳng bằng cho chúng nghề lành trong tay.Mộng làm giầu thường hay thất đức,Làm điều nhân khó được giầu sang.Thuốc hay khó chữa bệnh oan,Của nhặt được khó mở mang giầu bền.Bất nghĩa mà trở nên phú quý,Như mây bay bọt khí nổi trôi.Phúc do trong sạch lòng người,Đức từ kiên nhẫn sống đời yêu thương.Tham lam lắm tất vương tai họa,Sống bất nhân tội chả thoát đâu.Tiểu nhân chẳng giúp ai đâu,Bởi trong lòng họ, như đầu mũi kim.Chỉ gai góc rắp tìm mưu kế,Cốt hại người để mong lợi mình.Người quân tử có bất bình,Liệu mà xa lánh, kẻo sinh hận thù.Tình người khác chi tờ giấy trắng,Như cuộc cờ vốn chẳng giống nhau.Khéo mà ứng xử với nhau,Đừng làm ai đó phải chau đôi mày,Chớ mạt sát day tay mắm miệng,Để người ta phải nghiến hàm răng.Ngựa gầy nên kém chạy hăng,Người không hồ hởi phải chăng vì nghèo.Sẵn tiền, rượu thì nhiều bạn đấy,Lúc lâm nguy nào thấy một ai.Luật trời báo ứng chẳng sai,Không trước mắt, cung lâu dài chứng minh.
Bài thứ bẩy khuyên luôn tích thiện,Chứa điều lành như mặt trời lên.Rất vô tư, rất tự nhiên,Sáng soi muôn nẻo chẳng phiền đến ai.Chứa điều ác là tai họa đấy,Lửa trên đầu nào thấy mà lo.Chuyện ác dù chẳng nói to,Trên trời rung động tự hồ sấm vang.Việc mờ ám tưởng không ai biết,Nhưng mắt thần như điện sáng soi.Giầu sang đúng phận thì thôi,Nghèo hèn xử sự đúng môi trường nghèo.Suy từ ta ra nhiều người khác,Khoe điều lành, điều ác giấu đi.Thấy ai làm ác điều gì,Khéo can ngăn, hoặc nghoảnh đi chớ nhìn.Chuyện người khác không đem đàm tiếu,Mặc người ta, mạnh, yếu, giở, hay.Nói nhiều nghe cũng chán chầy,Khuyên nhiều sinh oán, bấy nay lẽ thườngKhi yêu cũng nên lường lúc ghét,Lúc ghét nên nhớ đến khi yêu.Việc làm, lời nói, ít nhiều,Phải nên hướng thiện, phải theo phận mình.
Giữ yên phận là bài thứ támĐừng để người đụng chạm đến taBiết lo tính, biết phòng xa,Khoan dung ngay thẳng hẳn là sống lâu.Nước chân chính, lòng trời cũng thuận,Quan thanh liêm dân hẳn yên lòngVợ hiền là phúc nhà chồng,Các con hiếu thảo thì lòng cha yên.Dẫu có tài giỏi chớ nên khoe khoác,Nhiễu sự sao bằng được an nhàn.Bốn mùa ấm lạnh xuềnh xoàng,Nói năng thận trọng rõ ràng được yên.Của dễ được tất nhiên dễ mất,Được vất vả thì mất khó khăn.Làm thong thả việc chắc ănViệc đời muôn sự khó khăn ban đầu.Người xưa nói những câu triết lý:Vào núi bắt hổ dễ như chơi,Còn khi mở miệng dạy người,Khó khăn nhiều lắm, liệu lời đắn đo.Quân tử cần ăn no uống đủ,Không cầu kỳ cốt giữ bình yên.Trò tìm thầy học dễ tìm,Thầy tìm trò tựa mò kim đáy hồ.Việc chia chác chẳng lo ít ỏi,Chỉ đáng lo cái tội không đều.Không lo hoàn cảnh túng nghèo,Chỉ lo xã hội nhiều điều bất công.Quá nham hiểm bởi lòng tham lắm.Quá nhẫn tâm lòng hẳn quá tàn.
>>>XEM THÊM: Tuyển tập thơ Thế Lữ – người khai sáng nên phong trào Thơ mới
Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Nguyễn Bỉnh Khiêm để lại nhiều bài thơ Nôm đặc sắc. Sau đây, LVT Education xin tổng hợp một số bài thơ Nôm tiêu biểu của ông cho các bạn chia sẻ.
Thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm
Tuổi đà ngoại tám mươi già,Thấm thoắt xem bằng bóng ngựa qua.Mai bạc lạnh quen nhiều tháng tuyết,Cúc vàng thêm đổi mấy phen hoa.Giàu sang có phận là ơn chúa,(Phúc) được làm người bởi đức cha.Am quán ngày nhàn rỗi mọi việc,Dầu ai tự tại mặc dầu ta.
Nước non nào phải của ai đâu,Nhiều, ít, công, tư, mặc dầu!Khó chẳng dơ, dường không chẳng luỵ,Được thời bộc, bực mất thời âu.Anh hùng người lấy tài làm trọng,Ẩn dật ta hay thú có mầu.Gẫm ấy ai phù vạc Hán,Đồng Giang rủ một tơ câu.
Chưa dễ ai là bụt Thích Ca,Mọi niềm nhân ngã nhẫn thì qua.Lòng vô sự trăng in nước,Của thảng lai gió thổi hoa.Hầu khách xuân xanh khi trẻ,Mấy người đầu bạc tuổi già.Thanh nhàn ấy, ắt là tiên khách,Được thú ta đà có thú ta.
Mựa chê người vắn, cậy ta dài,Dù kém dù hơn ai mặc ai.Vị nọ có bùi, không có đượm,Thức kia chầy thắm, lại chày phai.Dù hay phận mới, yên dầu phận,Dẫu có tài hơn, chớ cậy tài.Quân tử niệm đời nơi xuất xử,Ắt cùng khôn hết cả hoà hơi.
Ở thế đừng tranh đấng trượng phu,Làm chi cho có sự đôi co.Đây cậy đây khôn, đây chẳng chịu,Đấy rằng đấy được, đấy không thua.Duật nọ mựa còn đua đến bạng,Lươn kia hầu dễ kém chi cò.Chữ rằng: Nhân dĩ hoà vi quý,Vô sự thời hơn kẻo phải lo.
Mới hay phú quý bởi thời vần,Tua sá ngang tàng thú dưỡng thân.Bất ý miệng ngâm câu quốc ngữ,Giải phiền tay chuốc chén quỳnh xuân.Đường hoa chào khách mặt nhìn mặt,Ngõ hạnh đưa người chân đá chân.Dẫu có ai han thời sẽ nhủ:Thái bình thiên tử, thái bình dân.
Giàu ba bữa khó hai niêu,An phận thời hơn hết mọi điều.Khát uống trà mai hơi ngột ngột,Sốt kề hiên trúc gió hiu hiu.Giang sơn tám bức là tranh vẽ,Hoa cỏ tư mùa ấy gấm thêu.Thong thả hôm rằm sớm thức,Muôn vàn đã đội đức trời Nghiêu.
Vinh nhục bao phen hẳn đã từngLòng người sự thể dửng dừng dưngKhen thì nên tốt, chê nên dạiMất cũng chẳng âu được chẳng mừngCó ai biết được lòng tri kỷVời vợi non cao nguyệt một vừng
Trải gian nguy đã mấy phen,Thân nhàn phúc lại được về nhàn.Niềm xưa trung ái thề chăng phụ,Cảnh cũ điền viên thú đã quen.Ba quyển đồ thư thu nặng túi,Một thuyền phong nguyệt chở đầy then,Trời cũng biết nơi lành dữ,Hoạ phúc chăng dung cái tóc chiên
Được thua thấy đã ắt nhiều phen,Để rẻ công danh đổi lấy nhàn.Am Bạch Vân rỗi nhàn hứng,Dặm hồng trần biếng ngại chen.Ngày chầy họp mặt, hoa là khách,Đêm vắng hay lòng, nguyệt ấy đèn.Chớ chớ thờ ơ nhìn mấy biết,Đỏ thì son đỏ, mực thì đen.
Vậy là các bạn vừa được tìm hiểu về tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm cùng tuyển tập thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm “bất tử” cùng thời gian. Hi vọng, sau khi chia sẻ cùng bài viết bạn có thêm nhiều trải nghiệm khó quên. Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng bài viết. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết sau !
>>>XEM THÊM: Tuyển Tập thơ Lưu Quang Vũ, thơ tình Lưu Quang Vũ hay nhất
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng là nhà khoa học hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực vi sinh vật học (wiki), với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho giáo dục và nghiên cứu. Ông là con trai Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân, thuộc gia đình nổi tiếng hiếu học. Giáo sư giữ nhiều vai trò quan trọng như Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, Đại biểu Quốc hội và đã được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân năm 2010.
Trông chờ hay chông chờ đúng chính tả vẫn là phân vân của nhiều người…
Ao nuôi tôm bằng bạt là mô hình được áp dụng phổ biến ở Việt…
Giãy dụa hay giãy giụa đúng chính tả tưởng chừng đây là một câu hỏi…
Nước máy, nước sạch đang dần thay thế cho nước giếng khoan trên mọi vùng…
Rò rỉ hay Dò rỉ là hai từ dễ bị nhầm lẫn bởi phát âm chữ…
Từ xa xưa, con người đã sử dụng nước mưa để uống và sinh hoạt.…
This website uses cookies.