Categories: Thơ hay

Thơ Đỗ Phủ – tuyển tập những bài thơ bất hủ của “Thi thánh”

Đỗ Phủ được mệnh danh là Thi thánh trong tứ đại thi nhân. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, ông đã để lại rất nhiều tác phẩm có giá trị. Các tác phẩm của ông được đánh giá là có tầm ảnh hưởng lớn đến cả văn học Trung Quốc và Nhật Bản. Đối với độc giả ở phương Tây, tầm vóc các tác phẩm của Đỗ Phủ được cho là sánh ngang với Shakespeare, Milton, Burns, Virgil, Horace, Ovid, Hugo.. Sau đây, LVT Education xin chia sẻ tuyển tập thơ Đỗ Phủ hay nhất cho bạn trải nghiệm nhé !

Bài viết cùng chủ đề:

Đôi nét về tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Đỗ Phủ

Nhà thơ Đỗ Phủ (712 – 770), biểu tự Tử Mỹ, hiệu Thiếu Lăng dã lão, Đỗ Lăng dã khách hay Đỗ Lăng bố y tại thành phố Hà Nam, nước Trung Quốc. Là một nhà thơ Trung Quốc nổi bật thời kì nhà Đường. Cùng với Lý Bạch, ông được coi là một trong hai nhà thơ vĩ đại nhất của lịch sử văn học Trung Quốc, xếp hạng nổi tiếng thứ 5905 trên thế giới và thứ 7 trong danh sách Nhà thơ nổi tiếng.

1. Tiểu sử nhà thơ Đỗ Phủ

Đỗ Phủ hiệu là Thiếu Lăng dã lão, Đỗ Lăng bố y hay Đỗ Lăng dã khách, là một nhà thơ lớn của Trung Quốc, nổi bật ở thời kỳ nhà Đường, Ông và nhà thơ Lý Bạch được xem là hai nhà thơ vĩ đại nhất của thơ ca Trung Quốc. Ông nổi tiếng là người đức độ cao thượng, tài năng tuyệt vời nên được các nhà phê bình Trung Quốc gọi là Thi Thánh hay Thi sử.

Năm 740, cha Đỗ Phủ qua đời. Theo cấp bậc của cha thì Đỗ Phủ có thể được nhận một chức quan dân sự nhưng ông đã nhường ưu đãi này lại cho một người em khác mẹ của mình. Mùa thu năm 744, ông gặp Lý Bạch lần đầu tiên, giữa hai người có sở thích chung là thơ nên đã này sinh tình bạn vong niên. Trong khi Đỗ Phủ còn là một chàng trai trẻ thì Lý Bạch đã là một người có tiếng tăm trên văn đàn. Hai đông đã viết nhiều bài thơ về nhau và chỉ gặp nhau một lần nữa vào năm 745.

Tháng 12 năm 755, sự biến An Lộc Sơn xảy ra và hoàn toàn tan rã sau 8 năm nhưng nó đã tán phá Trung Quốc một cách khốc liệt. Thời gian này, Đỗ Phủ đã trải qua cuộc sống trôi nổi, không thể định ở đâu đó lâu dài vì chiến tranh. Tuy nhiên, thời gian này ông đã trở thành một nhà thơ đồng cảm với nỗi đau khổ và bất hạnh của những người dân thường. Những điều ông thấy, những gì ông lo sợ hay hy vọng về tương lai đều trở thành chủ đề trong thơ của ông.

Chân dung nhà thơ Đỗ Phủ

Năm 756, Huyền Tông thoái vị trốn khỏi kinh đô. Đỗ Phủ rời kinh đô đưa gia đình đi lánh nạn và đi theo triều đình mới của Túc Tông. Tuy nhiên, trên đường đi ông đã bị quân lính bắt giải về Trường An. Vào mùa thu, vợ ông hạ sinh con trai út. Năm sau đó, ông đã trốn khỏi kinh đô, rồi được giữ chức Tả thập di trong triều đình mới từ tháng 5/757.

Năm 760, ông tới Thành Đô (tỉnh Tứ Xuyên), nơi ông sống trong những năm sau đó. Mua thu năm này, ông rơi vào cảnh túng quẫn đành phải gửi thơ tới người quen để xin cầu giúp đỡ. Ông được một người bạn và là đồng môn là Nghiêm Vũ đang làm tổng trấn ở Thành Đô giúp đỡ. Quãng thời gian thành bình và hạnh phúc nhất của Đỗ Phủ là khi ông sống tại thảo đường ở đó.

Trong suốt cuộc đời mình, Đỗ Phủ có nhiều tham vọng, và tham vọng lớn nhất là được một chức quan để giúp dân giúp nước, nhưng ông đã không thể đạt được điều nay. Cuộc đời ông bị điêu đứng bởi cuộc biến Loạn An Lộc Sơn năm 755.

2. Phong cách sáng tác

– Về nội dung: 

+ Vấn đề lịch sử được đề cập trực tiếp trong thơ ông là sự bình luận các sách lược quân sự, các thắng bại của triều đình hay những ý kiến ông muốn đề đạt trực tiếp tới hoàng đế. Một cách gián tiếp, ông viết về ảnh hưởng của thời đại đối với đời sống chính mình cũng như người dân thường Trung Quốc.

+ Tình thương của Đỗ Phủ đối với chính mình và với người khác chỉ là một phần trong các chủ đề của thơ ông: ông còn sáng tác nhiều bài về những chủ đề mà trước đó bị coi là không thích hợp để thể hiện trong thơ. Zhang Jie đã viết rằng đối với Đỗ Phủ, “mọi thứ trên thế giới này đều là thơ” (Chou p. 67), các chủ đề trong thơ ông rất bao quát, như cuộc sống hàng ngày, thư họa, hội họa, thú vật và các chủ đề khác.

– Về nghệ thuật: 

+  Dù sáng tác ở mọi thể loại thơ, Đỗ Phủ nổi tiếng nhất ở cận thể thi, một kiểu thơ có nhiều ràng buộc về hình thức và số lượng từ trong câu. Khoảng hai phần ba trong 1.500 tác phẩm hiện còn của ông là ở thể này, và nói chung ông được coi là nhà thơ tiêu biểu cho thể loại này.

+ Những bài thơ đạt nhất của ông trong thể loại dùng phép đối song song để thêm nội dung biểu đạt thay vì chỉ là một quy định kỹ thuật thông thường.

3. Sự nghiệp sáng tác văn chương của nhà thơ Đỗ Phủ

Thơ của ông chủ yếu tập trung sáng tác ở 3 đề tài là lòng yêu thương người dân, phản kháng bọn cường quền và tinh thần yêu nước tha thiết. Ông cảm nhận được nỗi đau khổ mà bản thân mình phải chịu, từ đó hòa chung khổ đau của nhân dân, đất nước. Thơ ca của nhà thơ chính là những trang thiên ký sự về cuộc đời thăng trầm của ông.

Cho đến bây giờ, nhân gian còn lưu truyền lại khoảng hơn nghìn bài thơ do Đỗ Phủ sáng tác. Một số bài thơ nổi tiếng với năm tháng mà ai nhắc đến tên ông đều nhớ tới như: Vọng nhạc, Bình xa hành, Thứ lão vô thanh lệ thùy huyết, Nguyệt dạ, Xuân Vọng, Đăng nhạc dương lâu…

Thể loại thơ của Đỗ Phủ rất da dạng, từ ngũ ngôn,thất ngôn, cổ thể đến cận thể mà qua tay ông đều trở nên xuất sắc, nhuần nhuyễn. Tuy nhiên, sở trường của ông vẫn là ngũ ngôn. Một số bài thơ có thể kể đến như: Vịnh hoài ngũ bách tự, Tráng du, Thuật hoài ,… với những vần thơ được ông trau chuốt, gọt giũa rất công phu.

Đỉnh cao của sự nghiệp thơ văn của Đỗ Phủ là thời kỳ Bắc Tống, các tác phẩm của ông thời đó đều được đánh giá một cách toàn diện nhất. Tên tuổi nhà thơ đã gắn liền với sự phát triển của Tân Khổng giáo, Đỗ Phủ đã dành cả đời để chứng minh trước con mắt của người đời rằng dù sống trong hoàn cảnh nào thì ông vẫn chưa bao giờ quên đi quân vương của mình.

Đồng thời, ông cũng giữa cảnh chiến tranh loạn lạc, ông cũng khẳng định được tấm lòng người chí sĩ bằng những câu thơ của mình. Có thể nói, trong giai đoạn này, thơ ông chủ yếu nói về những cảnh đau thương mà chiến tranh để lại.

Có thể bạn quan tâm:

Tuyển tập thơ Đỗ Phủ “bất tử” cùng thời gian

Đỗ Phủ cùng với nhà thơ Lý Bạch đã trở thành hai thi nhân vĩ đại nhất của lịch sử văn học Trung Hoa. Tài năng và đức độ tuyệt vời của ông mãi đến sau này người đời vẫn còn ca ngợi suy tôn ông là Thi thánh. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, ông đã để lại cho đời những tác phẩm bất hủ. Cùng LVT Education chia sẻ tuyển thơ Đỗ Phủ hay nhất sau đây để cảm nhận bạn nhé !

Khúc Giang (Kỳ 1)

Thơ Đỗ Phủ hay nhất

曲江其一

一片花飛減卻春,風飄萬點正愁人。且看欲盡花經眼,莫厭傷多酒入唇。江上小堂巢翡翠,苑邊高冢臥麒麟。細推物理須行樂,何用浮名絆此身?

Phiên âm:

Nhất phiến hoa phi giảm khước xuân,Phong phiêu vạn điểm chính sầu nhân.Thả khan dục tận hoa kinh nhãn,Mạc yếm thương đa tửu nhập thần.Giang thượng tiểu đường sào phí thuý,Uyển biên cao trủng ngoạ kỳ lân.Tế suy vật lý tu hành lạc,Hà dụng phù danh bạn thử thân.

Dịch thơ:

Mỗi cánh hoa rơi bớt vẻ xuânGió lay vạn đoá lòng bâng khuângNhìn hoa cuối cùng bay qua mắtRượu ngon quá chén cũng chẳng cầnNhà nhỏ bên sông tổ chim phỉCạnh mộ nằm yên tượng kỳ lânVui vẻ làm theo thiên nhiên gọiHư danh cạm bẫy cùm xác thân

Dã Vọng

野望(清秋望不极)

清秋望不极,迢遞起層陰。遠水兼天淨,孤城隱霧深。葉稀風更落,山迥日初沈。獨鶴歸何晚?昏鴉已滿林。

Phiên âm:

Thanh thu vọng bất cực,Thiều đệ khởi tằng âm.Viễn thuỷ kiêm thiên tĩnh,Cô thành ẩn vụ thâm.Diệp hi phong cánh lạc,Sơn quýnh nhật sơ trầm.Độc hạc quy hà vãn?Hôn nha dĩ mãn lâm.

Dịch thơ:

Bầu thu vời mút mắtLớp lớp bóng im xaNước thẳm in trời tạnhThành hoang khuất móc saLá thưa theo gió rụngNúi quạnh lẫn dương tàHạc tối về đâu nhỉ?Rừng đêm rộn ác tà…

Kiêm Hà

蒹葭

摧折不自守,秋風吹若何。暫時花戴雪,幾處葉沉波。體弱春風早,叢長夜露多。江湖後搖落,亦恐歲蹉跎。

Phiên âm:

Tồi chiết bất tự thủ,Thu phong xuy nhược hà.Tạm thì hoa đới tuyết,Cơ xứ diệp trầm ba.Thể nhược xuân phong tảo,Tùng trường dạ lộ đa.Giang hồ hậu dao lạc.Diệc khủng tuế tha đà.

Dịch thơ:

Chẳng lo phòng gẫy gục,Nhỡ gió thu thì sao.Hoa phủ tuyết tạm bợ,Lá chìm sóng chỗ nào.Sức yếu gió xuân sớm,Bụi cao sương đêm nhiều.Trải qua cơn vất vả,Lại ngại năm lêu bêu.

Sơ Nguyệt

初月

光細弦欲上,影斜輪未安。微升古塞外,已隱暮雲端。河漢不改色,關山空自寒。庭前有白露,暗滿菊花團。

Phiên âm:

Quang tế huyền sơ thướngẢnh tà luân vị anVi thăng cổ tái ngoạiDĩ ẩn mộ vân đoanHà Hán bất cải sắcQuan sơn không tự hànĐình tiền hữu bạch lộám mãn cúc hoa đoàn

Dịch thơ:

Nhàn nhạt vành cung mọcChênh chênh dáng chửa đềuDần nhô ngoài ải vắngĐã nép cạnh mây chiềuNgân Hán nguyên màu cũQuan san giá lạnh nhiềuTrước sân làn móc trắngCúc nở rợp yêu kiều

Xuân Nhật Ức Lý Bạch

春日憶李白

白也詩無敵,飄然思不群。清新庾開府,俊逸鮑參軍。渭北春天樹,江東日暮雲。何時一樽酒,重與細論文?

Phiên âm:

Bạch dã thi vô địch,Phiêu nhiên tứ bất quần.Thanh tân Dữu khai phủ,Tuấn dật Bão tham quân.Vị bắc xuân thiên thụ,Giang Đông nhật mộ vân.Hà thì nhất tôn tửu,Trùng dữ tế luân văn?

Dịch thơ:

Không có thơ nào hơn Lý Bạch,Ý phơi phới nhẹ, chẳng ai bằng.Thanh Tân giống hệt Dữu Khai phủ,Tuấn dật như là Bão tham quân.Vị Bắc cây xuân trời chốn cũ,Giang Ðông mây vẫn bóng chiều tàn.Bao giờ rượu lại cùng nâng chén,Câu chuyện văn chương lại được bàn?

Bệnh Mã

病馬

乘爾亦已久,天寒關塞深。塵中老盡力,歲晚病傷心。毛骨豈殊眾,馴良猶至今。物微意不淺,感動一沉吟。

Phiên âm:

Thừa nhĩ diệc dĩ cửu,Thiên hàn quan tái thâm.Trần trung lão tận lực,Tuế vãn bệnh thương tâm.Mao cốt khởi thù chúng,Tuần lương do chí kim.Vật vi ý bất thiển,Cảm động nhất trầm ngâm.

Dịch thơ:

Đã cưỡi mày lâu lắmẢi xa trời rét cămDặm mù, già cật lựcNăm hết, ốm, thương tâm!So chúng, hình đâu khác?Đến nay tính vẫn thuầnTrước tình con vật nhỏCảm động cứ trầm ngâm

Bất Quy

不歸

河間尚征伐,汝骨在空城。從弟人皆有,終身恨不平。數金憐俊邁,總角愛聰明。面上三年土,春風草又生。

Phiên âm:

Hà Gian thượng chinh phạt,Nhữ cốt tại không thành.Tùng đệ nhân giai hữu,Chung thân hận bất bình.Sổ kim liên tuấn mại,Tổng giác ái thông minh.Diện thượng tam niên thổ,Xuân phong thảo hựu sinh

Dịch thơ:

Hà Gian chưa khỏi loạn,Xương thịt bỏ bên thành.Em ho ai không có?Bao nhiêu nỗi bất bình?Đếm tiền yêu dĩnh ngộ,Để chỏm tiếc thông minh.Trên mặt ba năm đất,Xuân sang cỏ lại xanh.

Lữ Dạ Thư Hoài

旅夜書懷

細草微風岸,危檣獨夜舟。星垂平野闊,月涌大江流。名豈文章著,官應老病休。飄飄何所似?天地一沙鷗。

Phiên âm:

Tế thảo vi phong ngạn,Nguy tường độc dạ chu.Tinh thuỳ bình dã khoát,Nguyệt dũng đại giang lưu.Danh khởi văn chương trứ,Quan ưng lão bệnh hưu.Phiêu phiêu hà sở tự?Thiên địa nhất sa âu.

Dịch thơ:

Gió êm bờ cỏ mượtThuyền chiếc cột buồm caoSông rộng trôi vầng thỏĐồng bằng rợp ánh saoThơ văn danh há cậyGià yếu chức nài baoÂu trắng trong trời đấtChơi vơi tựa chốn nao?

Thu Hứng (Kỳ 1)

Thơ Đỗ Phủ hay nhất

秋興其一

玉露凋傷楓樹林,巫山巫峽氣蕭森。江間波浪兼天湧,塞上風雲接地陰。叢菊兩開他日淚,孤舟一繫故園心。寒衣處處催刀尺,白帝城高急暮砧。

Phiên âm:

Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm,Vu sơn, Vu giáp khí tiêu sâm.Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng,Tái thượng phong vân tiếp địa âm.Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ,Cô chu nhất hệ cố viên tâm.Hàn y xứ xứ thôi đao xích,Bạch Đế thành cao cấp mộ châm.

Dịch thơ:

Lác đác rừng phong hạt móc sa,Ngàn non hiu hắt, khí thu loà.Lưng trời sóng rợn lòng sông thẳm,Mặt đất mây đùn cửa ải xa.Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ,Con thuyền buộc chặt mối tình nhà.Lạnh lùng giục kẻ tay đao thước,Thành Bạch, chầy vang bóng ác tà.

Xuân Vọng

春望

國破山河在,城春草木深。感時花濺淚,恨別鳥驚心。烽火連三月,家書抵萬金。白頭搔更短,渾欲不勝簪。

Phiên âm:

Quốc phá sơn hà tại,Thành xuân thảo mộc thâm.Cảm thì hoa tiễn lệ,Hận biệt điểu kinh tâm.Phong hoả liên tam nguyệt,Gia thư để vạn kim.Bạch đầu tao cánh đoản,Hồn dục bất thăng trâm.

Dịch thơ:

Nước mất, còn sông núiThành xuân cỏ chất chồngHoa thương thời nhỏ lệChim giận biệt đau lòngKhói lửa liền ba thángThư quê đáng vạn đồngBạc đầu cùn mái tócTrâm bạc khó cài xong

Đăng Nhạc Dương Lâu

登岳陽樓

昔聞洞庭水,今上岳陽樓。吳楚東南坼,乾坤日夜浮。親朋無一字,老病有孤舟。戎馬關山北,憑軒涕泗流。

Phiên âm:

Tích văn Động Đình thuỷ,Kim thướng Nhạc Dương lâu.Ngô Sở đông nam sách,Càn khôn nhật dạ phù.Thân bằng vô nhất tự,Lão bệnh hữu cô chu.Nhung mã quan san bắc,Bằng hiên thế tứ lưu.

Dịch thơ:

Động Đình nghe tiếng từ xưa,Mà đây lầu Nhạc bây giờ mới lên.Đông, Nam, Ngô, Sở tách miềnMênh mang trời đất ngày đêm bềnh bồng.Bạn bè một chữ vẫn không,Thân già ma bệnh chiếc bồng lẻ loi.Bắc phương giặc giã rối bời,Bên hiên đứng tựa, sụt sùi lệ sa.

Hoạ Ưng

畫鷹

素練風霜起,蒼鷹畫作殊,攫身思狡兔,徹目似愁胡。絛鏇光堪摘,軒楹勢可呼,何當擊凡鳥,毛血灑平蕪。

Phiên âm:

Tố luyện phong sương khởi,Thương ưng hoạ tác thù.Song thân tư giảo thố,Trắc mục tự sầu Hồ.Điều tuyền quang kham trích,Hiên doanh thế khả hô.Hà đương kích phàm điểu,Mao huyết sái bình vu.

Dịch thơ:

Ưng xanh ai khéo vẽ vời?Nổi trên lụa trắng, một trời gió sương.Gườm gườm đôi mắt liếc ngang,Nghiêng nghiêng mình né như đương rình mồi.Dây xinh, vòng sáng hẳn hoi,Gọi thường bay xuống hiên ngoài cũng nên!Bao giờ đánh bọn chim hèn:Máu, lông tung rắc giữa miền đồng hoang?

Bạch Ty Hành

白絲行

繅絲須長不須白,越羅蜀錦金粟尺。象床玉手亂殷紅,萬草千花動凝碧。已悲素質隨時染,裂下鳴機色相射。美人細意熨帖平,裁縫滅盡針線蹟。春天衣著為君舞,蛺蝶飛來黃鸝語。落絮遊絲亦有情,隨風照日宜輕舉。香汗輕塵污顏色,開新合故置何許。君不見才士汲引難,恐戄棄捐忍羈旅。

Phiên âm:

Sào ty tu trường bất tu bạch,Việt la thục cẩm kim túc xích.Tượng sàng ngọc thủ loạn ân hồng,Vạn thảo thiên hoa động ngưng bích.Dĩ bi tố chất tuỳ thì nhiễm,Liệt hạ minh ky sắc tương xạ.Mỹ nhân tế ý uý thiếp bình,Tài phùng diệt tận châm tuyến tích.Xuân thiên y trước vị quân vũ,Giáp điệp phi lai hoàng ly ngữ.Lạc nhứ du ty diệc hữu tình,Tuỳ phong chiếu nhật nghi khinh cử.Hương hãn khinh trần ô nhan sắc,Khai tân hợp cố trí hà hử.Quân bất kiến tài sĩ cấp dẫn nan,Khủng cụ khí quyên nhẫn ky lữ.

Dịch thơ:

Tơ cần dài không cần trắng lắmCây thước vàng tính gấm, đo làỬng hồng tay ngọc giường ngàTrên nền xanh biếc cải hoa muôn màuTheo thời nhuộm còn đâu trắng trướcXé xuống khung các sắc sáng choangNgười xinh cắt dọc khâu ngangDụng công là nhẵn mọi đường chỉ kimVì chàng múa, xuân đem mặc ướmOanh hót vui, đàn bướm lượn quanhTơ hồng cũng vẻ hữu tìnhNắng soi gió thổi cất mình bay caoThấm mồ hôi quyện vào cát bụiMàu cũ rồi, ai hỏi? Ai nhìn?Có tài thật khó đường lênNhững lo rẻ rúng, đành quên lạc loài

Quắc Quốc Phu Nhân

虢國夫人

虢國夫人承主恩,平明上馬入宮門。卻嫌脂粉涴顏色,淡掃蛾眉朝至尊。

Phiên âm:

Quắc quốc phu nhân thừa chủ ân,Bình minh thướng mã nhập cung môn.Khước hiềm chi phấn uyển nhan sắc,Đạm tảo nga my triều chí tôn.

Dịch thơ:

Quách quốc phu nhân hầu chí tônSáng mai cưỡi ngựa vào kim mônChỉ lo son phấn giảm nhan sắcVẽ nhẹ lông mày triều chí tôn

Nguyệt Dạ

月夜

今夜鄜州月,閨中只獨看。遙憐小兒女,未解憶長安。香霧雲鬟濕,清輝玉臂寒。何時倚虛幌,雙照淚痕乾?

Phiên âm:

Kim dạ Phu Châu nguyệt,Khuê trung chỉ độc khan.Dao liên tiểu nhi nữ,Vị giải ức Trường An.Hương vụ vân hoàn thấp,Thanh huy ngọc tý hàn.Hà thì ỷ hư hoảng,Song chiếu lệ ngân can?

Dịch thơ:

Đêm nay Phu Châu sáng,Mình em ngắm trăng khuya.Nỗi nhớ Trường An ấy,Thương con chửa biết gì.Sương thơm làn tóc đẫm,Ánh lạnh cánh tay tê.Bao nữa cùng soi bóng,Đôi mình ngấn lệ se.

Vậy là các bạn vừa được tìm hiểu về tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Đỗ Phủ cùng tuyển tập thơ Đỗ Phủ “bất tử” cùng thời gian. Hi vọng, sau khi chia sẻ cùng bài viết bạn có thêm nhiều trải nghiệm khó quên. Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng bài viết. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết sau !

>>>XEM THÊM: Thơ Lý Bạch – tuyển tập những kiệt tác kinh điển mọi thời đại

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng là nhà khoa học hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực vi sinh vật học (wiki), với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho giáo dục và nghiên cứu. Ông là con trai Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân, thuộc gia đình nổi tiếng hiếu học. Giáo sư giữ nhiều vai trò quan trọng như Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, Đại biểu Quốc hội và đã được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân năm 2010.

Share
Published by
Nguyễn Lân Dũng

Recent Posts

Sáng trưng hay sáng chưng đúng chính tả? Nghĩa là gì?

Sáng trưng hay sáng chưng mới đúng là điều nhiều người vẫn chưa thể phân…

2 phút ago

Đặc điểm nước thải sản xuất giấy và cách xử lý hiệu quả

Tại Việt Nam, ngành sản xuất giấy ngày càng phát triển cùng với lượng nước…

2 phút ago

Trông chờ hay chông chờ đúng chính tả? Nghĩa là gì?

Trông chờ hay chông chờ đúng chính tả vẫn là phân vân của nhiều người…

1 giờ ago

Bạt nuôi tôm công nghiệp là gì? Các loại bạt dùng trong nuôi tôm

Ao nuôi tôm bằng bạt là mô hình được áp dụng phổ biến ở Việt…

1 giờ ago

Giãy dụa hay giãy giụa đúng chính tả? Nghĩa là gì?

Giãy dụa hay giãy giụa đúng chính tả tưởng chừng đây là một câu hỏi…

2 giờ ago

Tiêu chuẩn nước máy sinh hoạt mới nhất tại Việt Nam

Nước máy, nước sạch đang dần thay thế cho nước giếng khoan trên mọi vùng…

2 giờ ago

This website uses cookies.