Hữu Thỉnh nguyên là chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam, nguyên là chủ tịch Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam, đại biểu quốc hội khóa X, XI. Tên tuổi của ông chắc không còn xa lạ gì với đông đảo bạn đọc. Ông là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thơ ca của ông luôn đi liền với những giai đoạn kháng chiến. Để hiểu thêm về mạch nguồn thơ ông, hãy chia sẻ tuyển tập thơ Hữu Thỉnh hay nhất do LVT Education tổng hợp sau đây nhé !
Bài viết cùng chủ đề:
Hữu Thỉnh sinh ngày 15 tháng 2 năm 1942 tại Phú Vinh – Duy Phiên – Tam Đảo(Tam Dương) – Vĩnh Phúc. Sinh ra trong một gia đình nông dân có truyền thống Nho học nhưng ông đã trải qua tuổi thơ ấu không dễ dàng: ở 6 năm với bác ruột, 10 tuổi phải đi phu, làm đủ mọi thứ lao dịch cho các đồn binh Pháp: Vân Tập, chợ Vàng, Thứa, Thanh Vân.
Từ sau hòa bình lập lại, vào năm 1954, Ông mới được đến trường. Năm 1963 ông tốt nghiệp phổ thông và nhập ngũ, trở thành một người lính thuộc Trung đoàn 202. Từ đây Hữu Thỉnh đã tham gia một số hoạt động như chăn bò, học lái xe tăng, làm cán bộ tiểu đội, dạy bổ túc văn hoá, viết báo và làm cán bộ tuyên huấn. Nhiều năm tham gia chiến đấu tại miền Bắc, đã trải qua hầu khắp các chiến trường máu lửa như Đường 9
Sau 1975, Hữu Thỉnh học trường Viết văn Nguyễn Du và là một trong số những học sinh khóa đầu tiên của trường.
Từ 1982, ông lần lượt đảm nhiệm các chức vụ cán bộ biên tập, Trưởng ban Thơ, Phó Tổng Biên tập của Tạp chí Văn nghệ Quân đội.
Từ 1990 đến nay, Hữu Thỉnh chuyển sang công tác tại Hội Nhà văn Việt Nam, trở thành Tổng Biên tập Tuần báo Văn nghệ, tham gia Ban chấp hành Hội Nhà văn các khoá 3, 4, 5, Ủy viên Ban Thư ký khoá 3.
Chân dung nhà thơ Hữu Thỉnh
Hữu Thỉnh đã lần lượt đảm nhiệm chức trách Phó Tổng Thư ký Thường trực Hội Nhà văn Việt Nam (nay là chức Phó Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam), Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam (3 lần), đồng thời kiêm nhiệm Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Khối Tư tưởng Văn hoá Trung ương, Bí thư Đảng ủy Đảng bộ Cơ quan Hội Nhà văn Việt Nam, Bí thư Đảng đoàn Hội Nhà văn Việt Nam. Đại biểu Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (khoá X). Từ năm 2000, Hữu Thỉnh là Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam.
Ngay sau Giải thưởng thơ Báo Văn nghệ, Hữu Thỉnh được về dự một trại sáng tác tại Hà Nội, và Hữu Thỉnh bắt đầu khởi thảo trường ca Đường tới thành phố, một tác phẩm quan trọng bậc nhất của đời thơ, cũng là một tác phẩm hay của nền thơ Việt Nam hiện đại. Mở đầu trường ca này là chương Ngọn lửa chiến trường, những câu thơ đầu, ông viết về các chiến binh xòe bàn tay lạnh cóng hơ trên đống lửa, sưởi một chặng đường dài tất bật.
Thành tích:
Hữu Thỉnh xuất thân từ phong trào văn nghệ quần chúng rồi trưởng thành và trở thành một nhà thơ; ông bén duyên với sự nghiệp viết văn từ khá sớm, khi còn học lớp 8 ông đã soạn kịch và đi diễn kịch. Khi đi bộ đội Hữu Thỉnh làm Đội trưởng Đội tuyên văn kiêm Tổng biên tập báo (thuộc binh chúng) tăng thiết giáp.
Hữu Thỉnh là một người dày dặn kinh nghiệm, ông viết rất nhiều, ông hay viết về con người và cuộc sống của người dân nông thôn. Ngôn từ giàu tính tượng hình, thơ của ông tuy giản dị nhưng lại vô cùng tinh tế và không kém phần sâu sắc.
Sang thu là một trong những bài thơ làm nên tên tuổi của Hữu Thỉnh. Có lẽ, khoảnh khắc giao mùa là thời khắc đẹp đẽ nhất, bởi lẽ nó gieo vào lòng người những rung động nhẹ nhàng. Sang thu là một bài thơ với những rung động man mác bâng khuâng của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời. Hình ảnh thơ đẹp, ngôn từ rất tinh tế cùng với giọng thơ nhẹ nhàng đã tạo nên một “Sang thu” ý nghĩa.
Các tác phẩm tiêu biểu của Hữu Thỉnh bao gồm:
‐ Âm vang chiến hào (in chung, 1976)
‐ Đường tới thành phố (trường cả, 1979), 5 chương
‐ Tiếng hát trong rừng (thơ, 1985)
‐ Từ chiến hào đến thành phố (trường cả, thơ ngắn, 1985)
‐ Khi bé Hoa ra đời (thơ thiếu nhỉ, in chung)
‐ Thư mùa đông (thơ, 1994)
‐ Trường ca biển (trường cả, 1994), 6 chương
‐ Thơ Hữu Thỉnh (thơ tuyển, 1998)
‐ Sức bền của đất (trường ca, 2004)
‐ Thương lượng với thời gian (thơ, 2005)
‐ Hoang đại dưới trời (thơ chọn, 2010)
‐ Trăng Tân Trào (2016), 8 chương
‐ Ghi chú sau mây (thơ, 2020)
‐ Đường lửa mùa xuân (tập truyện ký, 1987)
‐ Mưa xuân trên tháp Pháo (Truyện ký, 2009)
‐ Lý do của hy vọng (Truyện ký, 2010)
‐ Bến văn và những vòng sóng (tiểu luận, phê bình, 2010)
Có thể bạn quan tâm:
Hữu Thỉnh là người từng trải, viết nhiều, thường viết về con người và cuộc sống của người nông dân. Thơ ông giàu chất thơ, tuy giản dị nhưng vô cùng nhạy cảm và sâu lắng. Cùng LVT Education chia sẻ tuyển tập thơ Hữu Thỉnh hay nhất sau đây để cảm nhận bạn nhé !
Bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh
Bỗng nhận ra hương ổiPhả vào trong gió seSương chùng chình qua ngõHình như thu đã về
Sông được lúc dềnh dàngChim bắt đầu vội vãCó đám mây mùa hạVắt nửa mình sang thu
Vẫn còn bao nhiêu nắngĐã vơi dần cơn mưaSấm cũng bớt bất ngờTrên hàng cây đứng tuổi.
Tôi hỏi đất: Đất sống với đất như thế nào?- Chúng tôi tôn cao nhau
Tôi hỏi nước: Nước sống với nước như thế nào?- Chúng tôi làm đầy nhau
Tôi hỏi cỏ: Cỏ sống với cỏ như thế nào?- Chúng tôi đan vào nhauLàm nên những chân trời
Tôi hỏi người:- Người sống với người như thế nào?
Tôi hỏi người:- Người sống với người như thế nào?
Tôi hỏi người:- Người sống với người như thế nào?
Ngõ ôm chèo theo sôngLại ngược lên với suốiBắt đầu là bóng núiVô cùng như mắt em
Gió níu gió lặng imThế là trời để ngỏCho ta đến với mìnhTrong thầm thì tiếng cỏ
Anh muốn bế cả chiềuHôn lên ngày gặp mặtTình đầy trăng vẫn khuyếtEm xanh ngày đang xanh
Những chùm quả bình yênRời xuống triền núi vắngTrời muốn nói câu gìNgó taRồi im lặng!….
Anh trao thầm bàn tay anh cho tôiBàn tay nóng tôi nhận vào cơn sốtTôi vét mãi mới tìm ra hạt thócHạt thóc gầy ram ráp cứa vào đêm
Chúng tôi đi mót cuối bìa rừngGiặc vừa rút sau một ngày rình rậpGió ầm ào qua nươngNhững bông lúa chỉ còn là bã gió
Chúng tôi tuốt phồng tayChúng tôi còn tuốt nữaHạt thóc nhằn ấm cả đêm suôngĐất rừng mênh môngĐất núi mênh môngĐất nhiều thế mà hiếm hoi hạt thóc
Chúng tôi nhìn dúm thóc trên tayNhững hạt thóc đã biến thành thuốc quýThóc hóa con đê ngăn cái chết dần mòn
Tôi hiểu vì sao anh đã khócTrong một sáng giao ban- Tiểu đoàn thồ chẳng có gì thồ cả
Cứ đói ròng con gái hóa con traiCám ơn ngọn rau dựng người ốm dậyCám ơn con suối, cám ơn bờ kheCon tép chết bom từ bến ngược trôi vềNếu không đói không thể nào vớt được
Phát một mảnh rừng, trần lưng cuốc cuốcCuốc và vun rồi kéo cỏ ngụy trangAnh nhón tay cắm hạt bí đầu tiênĐêm mở cỏ đêm lần đi tưới nước
Hoa bí đỏ từ vạt nương Tư lệnhĐổ dần sang khắp cứ bạn ngànAnh xoa xuýt trước màu hoa cứu đóiĐấy, thứ hoa đẹp nhất của đời anh.
– Cơn đói đi qua không để lại mảnh gì làm di vậtKhông phải trận bom nên không dễ sưu tầm- Kiên nhẫn chút, hỡi nhà viết sửĐây, căn hầm Tư lệnh, hãy vào thăm
Hãy nắm chặt bàn tay mót thócNhìn mái đầu quá nửa chẳng còn xanhNhững sợi tóc đứng yên mà ta nhìn thấy bãoBao thăng trầm như sóng đánh qua anh.
>>>XEM THÊM: Tập thơ Huy Cận – nơi con chữ thẫm đẫm một nỗi sầu vạn kỉ
Em nhớ anh hãy nhớ về ngọn lửaLửa đang soi mặt đất mấy tầng đêmNhững cơn khát bậm môi vào bẹ chuốiHiện lênNhững dấu gậy cơn sốt rừng run bắnHiện lênNhững giọt mồ hôi ròng như nến chảyHiện lênThơ hãy đến góp một vài que củiCho em nhận ra anh, đồng đội nhận ra mìnhThơ không phải những dây bìm trang tríKéo nhoè đi những rễ cây tứa nhựaBão động rừng sao thơ chỉ rung rinh?Muốn tươi mát hãy tự là dòng suốiHát về rừng đừng bắt chước tiếng chimAnh quên thơ để nhớ gốc sim cằnDăm bảy lá lèo tèo như mực rớtSim như là không có cũng không saoẤy thế mà chúng anh thay nhau đến đây để mà hy vọngTưởng không sim thì không cả đời mình
Giặc đổ xuống ba tiểu đoàn “trâu điên”Bò theo chúng hai hàng máy ủiTrận đánh lại bắt đầu mới nguyênSúng lại nổ như chưa từng ác liệtGốc sim cằn nếu kẻ thù chiếm đượcChúng làm đà dũi lấy cánh rừng leTừ cánh rừng le chúng tràn xuống con đường và cứ thế
Từ “vết dầu loang” đến “tằm ăn rỗi”Lại thám báo dò đường, B.52 dọn bãiLại dò đường, dọn bãi tới luiĐất vụn nát trong bữa tiệc quay cuồng của thépMáy ủi hết ngọt ngào trên mỗi trái timủi rồi lấpBằng chính đất mà chúng vừa chiếm đượcTrời ơi nếu kẻ thù chiếm đượcChỉ một gốc sim thôi dù chỉ gốc sim cằnTổ quốc sẽ ra sao? Tổ quốc?Thơ ơi thơ hãy ghì lấy gốc simAnh đang bò về phía gốc simNgực đập dội chuyền sang đất đáQuần áo tướp raMột nửa người anh dâm dấp máuAnh đang đau cho đất đá anh yêuGốc sim cằn và xơ xác làm saoKhông che nổi anh đâu, bò cách chi cũng lộEm có thể mất anh bất cứ lúc nàoEm có thể bơ vơ khi em còn rất trẻAnh có thể chẳng bao giờ còn đánh được gốc trePhơi nỏ sẵn dành sưởi đêm cho mẹSông ơi sông nếu ta phải ra điBậc thấp xuống cho em ra gánh nướcXin bát canh đến tay mẹ lúc còn nóngXin mùa đông đừng dàiVà cột nhà hãy đỡ mẹ thật êmTrời bao nhiêu thu ta mới hát một lầnNhưng trước mặt là Tổ quốcDù chỉ gốc sim thôi dù chỉ gốc sim cằnAnh ôm súng bò lên với trái tim tình nguyện.
***
– “Hãy lấy đạn mà cưa thằng cuồng tínMột thằng ngu muốn chết thay cây”- “Cứ bò tới chộp cho thiệt lẹRồi moi bụng nó raXem có máu hay chỉ toàn hắc ín”- “Tao muốn coi nó chết từ từCoi nó chết nó gọi ai trước nhất”
– “Thôi hãy quăng lựu đạn đi thôiCho nó chết thiệt mau để tao còn chụp ảnhTao cần tiền chứ tao không cần nó”…Em có nghe thấy không?Em xa cách em là vùng che chởSỏi buốt quáBò thì đau mà không bò thì chết
Em có tin đấy là tiếng con ngườiGiọng thổ, giọng kim vẫn thường to nhỏKhi bao điều không kể hết bằng tayAnh vừa bò vừa ngheKhông mật mã không cần phiên dịchTiếng mẹ ru ta cuối bãi đầu ghềnhMe đi đốt than mẹ thường gánh vãNhem nhuốc cả ngày xanhCắn răng mà chịuBấm bùn mà điGiữ cho được tiếng mìnhCho em ngập ngừng khi buông gầu xuống giếngSợi dây chùng do dự trước trăng inNhững thằng nguỵ kia nó cũng có mẹMẹ nó đang héo đi, đang mong nó trở vềấy thế mà tại sao nó cứ đòi giết anhChỉ vì anh thương một gốc sim và nhớ em không nói được
Cứ sấn lạiNhững chiếc túi áo đen ngòm những quan tài đóiChúng nó đang săn ngày sum họp của taKhoen lựu đạn anh cắn vào lặng lẽ…Chẳng nhớ anh chồm tới ra saoChỉ nhớ cái lặng im khi không còn chúng nóCái lặng im hoàn toànAnh nằm nghe anh thởNgôi sao xanh rơi xuống lá simThành giọt sương từ lá sim rơi xuống
Đêm ngọt ngào mà lại chát em ơiAnh tỉnh lại vì môi mình dính đấtTừ những chiếc khoen lựu đạn ban chiềuĐất mặn đắng tan dần rồi chảy khắpĐất thầm thì và nóng bỏng như em
Anh đã qua những ngày bám chốtĐể tới buổi sáng nayMột buổi sáng chẳng có gì to tátVe vẫn kêu úp mặt vào câyKhông sương sớm để cho lòng bẫng lẫngNhưng sáng nay là buổi sáng thượng nguồnNhững kỷ niệm sẽ ngược về để nhớ.
Con chim xanh mê trái lựu trước vườnMùa hạ trôi qua từ ngày chim trốn tiếngEm ở đâu? Cây thưa và bến rộngRượu nào cho người nhớ, áo nào cho người xa
Bóc hạt sen bùi gặp một tâm senTâm sen đắng mình ơi ta vẫn đợiNếu em về đường sông gió sẽ thôi than thở bến đòNếu em về đường mây con chim xanh sẽ cùng em trở lại
Cả khu vườn cũng vừa trở lạiKịp làm nên tháng giêngNhững mầm cây ríu rít nói về emEm đỏ thắm một mình đi giữa lá
Anh lại đến tìm em qua chiếc dây rất mảnhSương sớm lo âu gió muộn bồn chồnSau vết bỏng chiếc hôn đầu ngày ấyỞ cuối vườn có một nụ tầm xuân.
Bài thơ “Bầu trời trên giàn mướp” của Hữu Thỉnh
Thu ơi thu ta biết nói thế nàosương mỏng thế ai mà bình tĩnh đượchứa hẹn bao nhiêu bầu trời trên giàn mướplúc hoa vàng thu mới chập chờn thu
ngỡ như không phải vất vả chi nhiềusau tiếng sấm thế là trời mới mẻquả đã buông thủng thẳng xuống bờ aota cứ tưởng đất sinh sôi thật dễ
trời thu xanh và hoa mướp thu vàngthưa mẹnhững năm bom nơi con không thể có
bến phà con đã qua, rừng già con đã ởgặp vạt lúa nương con cũng viết thư vềnên không dámdù một giây sao nhãngbầu trời này từng dẫn dắt con đi.
Năm anh em trên một chiếc xe tăng,Như năm bông hoa nở cùng một cội,Như năm ngón tay trên một bàn tay,Ðã xung trận cả năm người như một.
Vào lính xe tăng anh trước anh sau,Nết ăn ở người thì lạnh, nóng,Khi đã hát hòa cùng một giọng,Một người đau tất cả quên ăn.
Năm anh em mỗi đứa một quê,Ðã lên xe là cùng một hướng,Đã lên xe là chung khổ sướng,Trước quân thù nhất loạt xông lên.
Năm anh em mang năm cái tên,Đã lên xe không còn tên riêng nữa,Trên tháp pháo một ngôi sao màu lửa,Năm quả tim một nhịp đập dồn.
Một con đường đất đỏ như son,Một màu rừng xanh bạt ngàn hy vọng,Một ý chí bay ra đầu ngọn súng,Một niềm tin nghiến nát mọi quân thù
Chiếc ly còn trên bànThêm một ngày kỷ niệm chưa bị đem bánEm chưa đứng chợ đenKiếm ăn bằng lừa đảo.
Thêm một ngày yên tâm nhìn các conChưa bôi xóa chưa phản loạnBạn cũ ghé thăm nhàChưa theo kiểu hợp đồng hai chiều.
Anh cầm đũa và vuốt tóc emThêm một ngày bằng bàn tay sạchUống nước còn biết tự xấu hổChưa hắt cặn sang người khác
Người xanh người đỏGánh gió leo dâyBắc thang hỏi trờiĐèn khêu trước bão
Thêm một lần đi trên gaiThêm một ngày được làm người lương thiện.
Đi suốt cả ngày thuvẫn chưa về tới ngõdùng dằng hoa quan họnở tím bên sông Thương
nước vẫn nước đôi dòngchiều vẫn chiều lưỡi háinhững gì sông muốn nóicánh buồm đang hát lên
đám mây trên Việt Yênrủ bóng về Bố Hạlúa cúi mình giấu quảruộng bời con gió xanh
nước màu đang chảy ngoangiữa lòng mương máng nổimạ đã thò lá mớitrên lớp bùn sếnh sang
cho sắc mặt mùa màngđất quê mình thịnh vượngnhững gì ta gửi gắmsắp vàng hoe bốn bên
hạt phù sa rất quensao mà như cổ tíchmấy cô coi máy nướcmắt dài như dao cau
ôi con sông màu nâuôi con sông màu biếcdâng cho mùa sắp gặtbồi cho mùa phôi phai
nắng thu đang trải đầyđã trăng non múi bưởibên cầu con nghé đợicả chiều thu sang sông.
Căn nhà ấy ta không ở đượcHai đứa kéo nhau ra ngoài đườngRầm rập xe điRầm rập người điHai đứa ta đành dạt về bên phải
Trái đất chẳng rộng đâuTa dắt nhau trú dưới gốc câyChim kéo đàn đòi lại
Trái đất chẳng rộng đâuTa tìm về những ngôi nhàNhững ngôi nhà chật ánh đèn buổi tốiHạnh phúc của người này là ngăn cáchcủa người kia
Trái đất chẳng rộng đâuTa hoang dại dưới trờiLấy tình yêu làm mái nhà che chở
Ai đưa đò tìnhDạt vào bến lởCòn lại mình anhGom từng mảnh vỡ
Tháo cả mái trờiChe không đủ ấmĐội nghìn cơn mưaKhông nhòe kỷ niệm
Như cây tìm láNhư cá tìm vâyAnh gọi khản lờiChiều dang dở gió
Mở trăng ra tìmTrăng còn in bóngMở cỏ ra xemCỏ còn hơi ấm
Hoa vẫn ngày nàoKhông an ủi đượcTình bao nhiêu bậcEm còn nhớ chăng.
Xa xắng quá bồn chồn đi hỏi cátĐường đông người, đâu nhỉ dấu chân em
Xa vắng quá một mình đi hỏi bếnNgười sang đò có dặn sóng gì thêm
Xa vắng quá tần ngần đi hỏi chợNgười mua gương dạo ấy có hay về?
Người mua gương đã một lần trở lạiSoi tưng bừng, rồi lặng lẽ quay đi
Chiếc vé tàu cũng hồi hộp như conkhi con về với mẹ
con lại ngồi vào chiếc chõng tre xưanơi mẹ vẫn ngồi khâu cha thường chẻ lạtbao xa cách lấp bằng trong chốc láttrăm cánh rừng về dưới giọt ranh thưa
xin mẹ lại cho con bắt đầu đi gánh nướcgánh bao nhiêu trong mát để dànhxin mẹ lại cho con nấu bữa cơm mà không cần giấu khói
để con được cảm ơn ngọn lửa nhà tangọn lửa biết thay con tìm lời an ủi mẹ
vẫn chiếc dây phơi buộc ở đuôi kèovẫn ở đó giờ cao hơn với mẹcon phơi áo nghe hai đầu dây kểthương quá những khi mưa con trai mẹ vắng nhà
chiến tranh đi qua mẹ con mìnhhàng gạch lún giữa sân cơn mưa còn đọng nướchôm nay con trở về nhàchiếc vó nhện trên tường cũ vô cùng thân thuộc
với một người từng chịu nỗi cách xahọ chỉ cần đi ngược con đường đã làm nên xa cáchlà có thể về với mẹ được ngaynhưng với một người lính như conmuốn gặp mẹ phải vượt lên phía trướcphải lách qua từng bước hiểm nghèoở trên đó bất ngờ con gặp mẹnhư con đang gặp mẹ bây giờ
bước chân con chưa kín mảnh sân nhàphía biên giới lại những ngày súng nổngôi nhà mẹ là chiếc ga bé nhỏchúng con đến và đi trong suốt cuộc đời mình.
Khi bản Đông thành một nấm mồNhững hãng phương Tây đưa tin nhớn nhác:– Chưa bao giờ những binh đoàn thiết giápCủa đối phương lại áp đảo như đây
Sau bản Đông giải phóng vài ngàyTôi với chiến sĩ xe tăng cầu Chaki tắm mátMột số anh thì đuổi nhau trên cátMột số anh thì đổ dế, hái hoaCác anh không nói nhiều về chiến thắng những ngày qua
Chỉ mong mưa cho đồng bào gieo lúa.
Đi trong mây anh thấy ấm em àTiếng suối giục nghe khi mờ khi tỏNhững tâm sự lúc thường nghe chẳng rõĐi trong mây tí tách sáng dần ra
Đi trong mây anh nghe tiếng chimHồn hậu quá như bàn tay em ấyĐi trong mây tiếng bom nghe nhỏ lạiĐể nhường cho tiếng gậy trập trùng vang
Những bước chân khua rộn cả không gianQua dốc đá vịn vai nhau mà bướcNúi tốt bụng đang ngồi xanh phía trướcĐợi đoàn anh vượt nốt đám mây này.
Ta đâu có đề phòng từ phía những người yêuCây đổ về nơi không có vết rìuÔi hoa tặng, chiều nay ai dẫm nátMưa dập vỡ trên đường em trở gót
Người yêu thơ chết vì những đòn vănNgười say biển bị dập vùi trong sóngNgười khao khát ngã vì roi mơ mộngTa yêu mình tan nát bởi mình ơi.
Bắt gặp đám cỏ nonLòng thơ như trẻ conMuốn gọi đàn bê đếnBứt cỏ đưa nó ăn
Một thoáng vã hành quânHai chân phồng dộp cảQuấn khăn vẫn còn đauNhiều lúc “đi bằng đầu”
Đến đây, kỳ lạ chưaKhông ai ra lệnh hếtTất cả đều tụt dépƯớm nhẹ lên cỏ mềm
Được màu xanh tắm gộiLòng rân rân cả lênChúng tôi vui tính lắmNhững chuyện nhỏ không đâu
Cũng ồn ào bàn tánMà trước cỏ bây giờChỉ nhìn nhau im lặngChỉ im lặng nhìn nhau
Mùa xuân hẳn bắt đầuTrên quê mình lất phấtMấp máy lúa chiêm lênCỏ đội bờ thả sức
Ở đây nghe rõ nhấtBao lời quê nhắn nhe
Chiến trường đang gọi điSúng hành quân mải miếtMùa xuân cho cỏ biếcĐi đón ta dọc đường.
Năm anh em trên một chiếc xe tăng,Như năm bông hoa nở cùng một cội,Như năm ngón tay trên một bàn tay,Ðã xung trận cả năm người như một.
Vào lính xe tăng anh trước anh sau,Nết ăn ở người thì lạnh, nóng,Khi đã hát hòa cùng một giọng,Một người đau tất cả quên ăn.
Năm anh em mỗi đứa một quê,Ðã lên xe là cùng một hướng,Đã lên xe là chung khổ sướng,Trước quân thù nhất loạt xông lên.
Năm anh em mang năm cái tên,Đã lên xe không còn tên riêng nữa,Trên tháp pháo một ngôi sao màu lửa,Năm quả tim một nhịp đập dồn.
Một con đường đất đỏ như son,Một màu rừng xanh bạt ngàn hy vọng,Một ý chí bay ra đầu ngọn súng,Một niềm tin nghiến nát mọi quân thù
Vậy là các bạn vừa được tìm hiểu về tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Hữu Thỉnh cùng tuyển tập thơ Hữu Thỉnh “bất tử” cùng thời gian. Hi vọng, sau khi chia sẻ cùng bài viết bạn có thêm nhiều trải nghiệm khó quên. Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng bài viết. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết sau !
>>>XEM THÊM: Tuyển tập thơ Thế Lữ – người khai sáng nên phong trào Thơ mới
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng là nhà khoa học hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực vi sinh vật học (wiki), với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho giáo dục và nghiên cứu. Ông là con trai Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân, thuộc gia đình nổi tiếng hiếu học. Giáo sư giữ nhiều vai trò quan trọng như Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, Đại biểu Quốc hội và đã được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân năm 2010.
Trông chờ hay chông chờ đúng chính tả vẫn là phân vân của nhiều người…
Ao nuôi tôm bằng bạt là mô hình được áp dụng phổ biến ở Việt…
Giãy dụa hay giãy giụa đúng chính tả tưởng chừng đây là một câu hỏi…
Nước máy, nước sạch đang dần thay thế cho nước giếng khoan trên mọi vùng…
Rò rỉ hay Dò rỉ là hai từ dễ bị nhầm lẫn bởi phát âm chữ…
Từ xa xưa, con người đã sử dụng nước mưa để uống và sinh hoạt.…
This website uses cookies.