Categories: Thơ hay

Tuyển Tập thơ Pushkin, thơ tình Pushkin – kiệt tác bất hủ

Pushkin là nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch nổi tiếng nước Nga, được thế giới công nhận là biểu tượng của dòng văn học lãng mạn Nga thế kỷ 19. Những tác phẩm của ông trải qua năm tháng vẫn còn nguyên giá trị và được đông đảo bạn đọc đón đợi. Sau đây LVT Education xin chia sẻ tuyển tập thơ Pushkin, thơ tình Pushkin hay nhất. Hãy dành thời gian đón đọc bạn nhé !

Bài viết cùng chủ đề:

1. Đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Pushkin

1.1 Tiểu sử cuộc đời

Pushkin sinh ngày 6 tháng 6 năm 1799 (26 tháng 5 theo lịch cũ) tại thành phố Moskva trong một dòng dõi quý tộc Nga có nguồn gốc từ thế kỷ XII. Cha của Pushkin, ông Sergey Levov, là hậu duệ của dòng dõi gia đình Boyar cũ – tước hiệu cao cấp nhất trong tầng lớp quý tộc của Nga và Romania thời xưa. Ông vốn là một chủ đất giàu có, sở hữu nhiều đất đai và nô lệ.

Tuy nhiên, ông Sergey Levov lại luôn cảm thấy xấu hổ vì điều này. Con của công, Pushkin cũng không quan tâm lắm đến tài sản của gia đình cũng như không để ý đến những vấn đề về quản lý. Ông giành nhiều thời gian để nghiên cứu ngôn ngữ Nga và Pháp.

Ông sinh ra và lớn lên trong thời đại cả nước Nga đang bị đè nặng bởi ách thống trị của chế độ nông nô chuyên chế. Cho đến năm 12 tuổi, Pushkin không học ở bất cứ đâu, và năm 12 tuổi, anh vào Hoàng gia Tsarskoye Selo Lyceum, nơi được coi là cơ sở giáo dục cao nhất của Nga. Ngay từ nhỏ đã thể hiện tài năng thiên phú về văn học.

Chân dung nhà thơ Pushkin

Mùa xuân 1820, do những bài thơ cách mạng, thống đốc Sankt-Peterburg, bá tước M. Miloradovich, đã quyết định đày Puskin tới Sibir. Tuy nhiên nhờ sự giúp đỡ và ảnh hưởng của những người bạn (Nikolai Mikhailovich Karamzin, Pyotr Yakovlevich Chaadayev, Fyodor Nikolayevich Glinka), cuối cùng ông chỉ phải chịu mức án nhẹ hơn là bị trục xuất khỏi thành phố Sankt-Peterburg vô thời hạn.

Sau khi rời Sankt-Peterburg, Puskin đã đi xuống miền nam nước Nga, tới Kavkaz và Krym, Moldova, Kiev. Trong thời gian này ông vẫn tiếp tục cho ra đời những tác phẩm mới có ảnh hưởng rất lớn tới văn học Nga thế kỷ 19

Năm 1830, Pushkin bắt đầu tán tỉnh N. Goncharova. Trước khi kết hôn, anh ta đã đi đến bất động sản ở Boldino, nơi anh ta bị buộc phải ở lại do cách ly. Thời kỳ này trong tác phẩm Pushkin, được gọi là Boldinskaya vào mùa thu, trong thời gian đó ông đã viết một số lượng lớn các tác phẩm văn học thuộc nhiều thể loại khác nhau.

Cuộc đời của Pushkin cũng gắn liền với những người phụ nữ, nặng lòng với chữ tình. Chính đặc điểm này đã ảnh hưởng đến phong cách sáng tác của đại thi hào trong suốt cuộc đời sáng tác của mình.

1.2 Sự nghiệp sáng tác

Tình yêu có lẽ đã là một trong những chủ đề chính yếu trong các tác phẩm của “mặt trời thi ca Nga” Aleksandr Pushkin, đối với ông, tình yêu là không khí, dưỡng chất không thể nào thiếu, luôn nồng cháy và nhiệt tình. Vì vậy, các tác phẩm của ông cũng viết nhiều về tình yêu.

Đóng góp của Puskin cho nền văn học: Puskin có đóng góp trên nhiều mặt, nhiều thể loại, nhưng cống hiến vĩ đại nhất của ông vẫn là Thơ trữ tình với hơn 800 bài thơ và 13 bản trường ca bất hủ. Vì thế mà Puskin được xem là “Mặt trời của thi ca Nga”.

Giới phê bình coi nhiều tác phẩm của ông là kiệt tác, chẳng hạn như bài thơ Kỵ sĩ đồng và vở kịch Vị khách bằng đá – câu chuyện về sự sa ngã của Don Juan. Vở kịch ngắn bằng thơ Mozart và Salieri là nguồn truyền cảm hứng cho tác phẩm Amadeus của Peter Shaffer cũng như cung cấp lời nhạc kịch (gần như nguyên văn) cho vở opera Mozart và Salieri của Rimsky-Korsakov.

Pushkin cũng nổi tiếng với thể loại truyện ngắn. Cụ thể, Tập truyện về Ivan Petrovich Belkin quá cố, trong đó có truyện “Phát súng”, được đón nhận nồng nhiệt. Bản thân Pushkin yêu thích tiểu thuyết thơ Eugene Onegin hơn.

Tác phẩm ông dành cả đời để sáng tác này khởi xướng một truyền thống cho các tiểu thuyết vĩ đại Nga: đi theo một vài nhân vật trọng tâm nhưng đa dạng về tông và trọng điểm.

Các tác phẩm nổi bật nhất có thể liệt kê những tác phẩm sau đây:

– Bi kịch lịch sử: Bô-rít Gô-đu-nốp, 1825;…

– Trường ca: Ru-xlan và Li-út-mi-la, 1820; Người tù Cáp-ca-dơ, 1821;…

– Truyện ngắn: Cô tiểu thư nông dân,1830; Con đầm pích, 1833…

1.3 Phong cách sáng tác

Như đã nói, ngòi bút của pushkin ám ảnh với tình yêu, vì vậy, đại thi hào nổi tiếng nhất với thể loại thơ tình. Pushkin được coi là đại diện chính chủ nghĩa lãng mạn trong văn học Nga. Các nhà phê bình Nga từ lâu cho rằng tác phẩm của ông đại diện cho một con đường từ trường phái Tân cổ điển, đi qua trường phái Lãng mạn để tới trường phái Hiện thực.

Một đánh giá khác cho rằng “ông có khả năng tán thành những điều trái ngược mà về nguồn gốc có vẻ như thuộc về phái Lãng mạn, nhưng cuối cùng lại phá vỡ tất cả những quan điểm cố định, tất cả những cách nhìn riêng, bao gồm cả Trường phái Lãng mạn” và rằng “ông vừa là người theo phái Lãng mạn, lại vừa không phải”.

Thơ của Puskin thể hiện tâm hồn khao khát tự do và tình yêu của nhân dân Nga. Chính vì thế mà Bielinxki đã nhận định Puskin là “bộ bách khoa toàn thư của hiện thực đời sống Nga nửa đầu thế kỉ XIX”. Về nghệ thuật: Pushkin có đóng góp quan trọng trong việc xây dựng và phát triển ngôn ngữ văn học Nga hiện đại.

Có thể bạn quan tâm:

2. Tuyển Tập thơ Pushkin “sống” mãi cùng thời gian

Pushkin là nhà thơ Nga vĩ đại, là niềm tự hào của dân tộc Nga và của chung nhân loại. Sự nghiệp sáng tác của ông gắn liền với toàn bộ nền văn học Nga, góp phần đưa văn học Nga lên đến đỉnh cao của sự phát triển. Sau đây là tuyển tập những bài thơ Pushkin hay, “sống” mãi cùng thời gian. Chia sẻ để cảm nhận bạn nhé !

Con đường mùa đông

Bài thơ “Con đường mùa đông” của Pushkin

Xuyên những làn sương gợn sóngMảnh trăng mờ ảo chiếu quaBuồn dải ánh vang lai lángTrên cánh đồng buồn giăng xa

Trên con đường mùa đông vắng vẻCỗ xe tam mã băng điNhạc ngựa đều đều buồn tẻĐều đều khắc khoải lòng quê

Bài ca của người xà íchCó gì phảng phất thân yêu:Như niềm vui mừng khôn xiếtNhư nỗi buồn nặng đìu hiu

Không một mái lều, ánh lửa…Tuyết trắng và rừng bao la…Chỉ những cột dài cây sốBên đường sừng sững chào ta.

Ôi, buồn đau, ôi cô lẻ…Trở về với em ngày maiNhina, bên lò lửa đỏNgắm em, ngắm mãi không thôi

Kim đồng hồ kêu tích tắcXoay đủ những vòng nhịp nhàngVà xua lũ người tẻ ngắtĐể ta bên nhau trong đêm

Sầu lắm. Nhina, đường xa vắngNgủ quên, bác xà ích lặng imNhạc ngựa đều đều buông xa thẳmSương mờ che lấp ánh trăng nghiêng.

(Bản dịch thơ của Thúy Toàn)

Nhà thơ

Khi thần Apollon còn chưa đòi hỏiSự hy sinh cao cả của nhà thơ,Đắm chìm trong bao tất bật ưu loChàng thi sĩ đớn hèn im tiếng hát

Đàn lia thiêng tiếng tơ lặng ngắtHồn âm thầm gặm nhấm giấc mơ conGiữa bao nhiêu kẻ vô dụng cõi trầnChàng có lẽ là người vô dụng nhất.

Nhưng khi nghe tiếng thần thánh vang rềnVọng thính giác tinh anh chàng thi sĩ,Hồn bừng tỉnh khỏi cơn mộng mịNhư đại bàng thức dậy chốn non cao,

Ngắm trò vui trần giới thấy buồn saoVà xa lánh những thị phi miệng thế,Và ngẩng cao mái đầu ngạo nghễTrước quyền uy thần tượng của nhân quần,

Chàng phóng đi, hoang dã, kiêu hùng,Mang âm thanh và tinh thần phản khángĐến những bãi bờ hoang sóng vắngĐến bao la náo động rừng sồi.

Như món quà ngẫu nhiên phù phiếmNhư món quà ngẫu nhiên phù phiếmTôi được trao cuộc sống làm gì?Sao số phận phũ phàng bí hiểmBắt con người phải chết, mang đi?

Ai đã dùng quyền danh độc ácDựng tôi lên từ cái thấp hènLàm óc tôi suốt đời nghi hoặcLàm tâm hồn xúc động triền miên?

Không mục đích, sống mòn, vô vịTrái tim tôi trống rỗng, u sầuVà cuộc đời nhố nhăng ồn ĩLàm tôi buồn, cô đơn và đau.

(Bản dịch: Thái Bá Trân)

Như món quà ngẫu nhiên phù phiếm

Như món quà ngẫu nhiên phù phiếmTôi được trao cuộc sống làm gì?Sao số phận phũ phàng bí hiểmBắt con người phải chết, mang đi?

Ai đã dùng quyền danh độc ácDựng tôi lên từ cái thấp hènLàm óc tôi suốt đời nghi hoặcLàm tâm hồn xúc động triền miên?

Không mục đích, sống mòn, vô vịTrái tim tôi trống rỗng, u sầuVà cuộc đời nhố nhăng ồn ĩLàm tôi buồn, cô đơn và đau.

(Bản dịch: Thái Bá Trân)

Tuyết nhấp nhô như sóng

Tuyết nhấp nhô như sóngNgời sáng trên đồng quangTrăng lưỡi liềm lai lángTam mã phóng trên đường

Hát nghe những khúc hátGiải nỗi buồn trong đêmÔi, xiết bao thân thiếtNhững lời ca ngang tàng!

Hát đi, bác xà ích!Ta sẽ chăm chú ngheTrăng liềm soi tịch mịchBuồn tênh gió thoang xa

Hát đi: “Trăng, trăng đẹpSao trăng lại cứ nhoà?”(Bản dịch: Thúy Toàn)

Bông hoa nhỏ

Tôi bỗng thấy một bông hoa khô úaQuên trong trang sách, đã bay hươngTừ đó lòng tôi bao chan chứaTràn ngập niềm mơ ước lạ thường:

Hoa nở nơi nao? Xuân nào vậy?Nở có lâu không? Ai hái đi?Một bàn tay lạ hay quen đấy?Hoa đặt vào đây có chuyện gì?

Hoa kỷ niệm ngày vui sum họp?Hay một chiều bất hạnh chia ly?Hay buổi dạo chơi lang thang cô độc?Dưới bóng rừng cây, đồng nội im lì?

Chắc chàng còn sống? Nàng sống chứ?Không biết bây giờ họ nơi nao?Hay cả hai người cùng tàn rũ?Như bông hoa bí ẩn ngày nào?(Bản dịch: Nguyễn Minh Đức)

Những dòng thơ viết trong đêm không ngủ

Bài thơ “Những dòng thơ viết trong đêm không ngủ” của Pushkin

Tôi thao thức nến đèn tắt cả;Mộng buồn tênh, tăm tối khắp nơiChỉ có tiếng đồng hồ cô lẻVẳng đều đều bên cạnh giường tôi.Tiếng chuyện phiếm các nàng tiên nữ,Tiếng bước đời chuột xám chạy quaTiếng xao xuyến đêm dài thiếp ngủ…Cớ sao người day dứt lòng ta,Có nghĩa gì tiếng thì thào tẻ ngắt ?Lời than vãn hay là lời trách mócCủa một ngày ta đã bỏ trôi qua ?Hay là ngươi muốn đòi hỏi gì taNgươi gọi ta hay là ngươi báo mệnh ?Ta muốn hiểu được ngươi cho tường tận,Ta muốn dò tìm ý nghĩa trong ngươi…

(Bản dịch: Thúy Toàn)

Trên đồi Gruzi đêm xuống

Trên đồi cao còn đọng ánh sương đêmTrước mặt anh sông Aragva ầm ĩNghe lâng lâng nỗi buồn nhớ dịu êmHình bóng em ngập tràn trong nỗi nhớ.Một mình em, chỉ riêng một mình emChẳng có gì gợi lòng anh buồn thếNgọn lửa tình lại rạo rực cháy lênBởi không yêu con tim này không thể.

(Bản dịch: Nguyễn Viết Thắng)

Lời nguyện cầu

Ôi, nếu thực là trong đêm sâu vắngKhi trần gian tất cả ngủ bình yênVà từ trời cao muôn ánh trăng vàngTràn lai láng trên những hàng bia đá,Ôi, nếu thực là trong giây phút đóNhững mồ sâu lặng lẽ bỗng trơ hoangHỡi Lâyla, anh kêu gọi, chờ emHãy bay tới cùng anh, Lâyla hỡi!Hãy về đây, về đây, Lâyla hỡi!

Hãy hiện lên, hỡi bóng dáng thân yêuGiống như em hiện trước giờ vĩnh biệt,Và nhợt nhạt, lạnh băng ngày đông rét,Và thảm thê vì đau đớn cuối cùng.Hãy về đây như ngôi sao xa lắc,Hay như cơn ác mộng hãi hùngCơn gió thoảng qua hay một tiếng bâng lâng,Gì đi nữa, không sao, Lâyla hỡi!Hãy về đây, về đây, Lâyla hỡi!

Anh gọi em không để trách ai kia,Kẻ độc ác đã giết người bạn quý,Hay là để biết những điều huyền bíDưới mồ sâu, hay là để đôi khiAnh khổ đau vì một nỗi hoài nghi…Nhưng, buồn bã, em ơi, anh muốn nói,Rằng dù sao nay anh vẫn yêu em,Rằng anh vẫn của em, Lâyla hỡi!Hãy về đây, về đây, Lâyla hỡi!

(Bản dịch: Thúy Toàn)

Đám mây đen

Đám mây rớt của bão giông tản mạnMột mình ngươi vun vút trên thanh khôngMột mình ngươi giăng bóng đen ảm đạmMột mình ngươi làm ủ dột ngày hồng

Vừa mới đó ngươi bao trùm tứ phíaQuanh mình ngươi quấn quít những chớp lòeVà ngươi thét tiếng sấm rung kỳ lạVà ngươi mưa sũng mặt đất khát khô

Thôi đủ rồi, cuốn đi! Thôi đã hếtMặt đất bừng tươi, giông tố đã quaVà ngọn gió vờn lộc non lá biếcĐuổi nhà ngươi khỏi trời đất lặng tờ(Bản dịch: Thúy Toàn)

Buổi sáng

Ánh bình minh rạng rỡSáng lên phía trời đông.Trong làng, bên kia sôngĐống lửa dần lụi tắt.

Những hạt sương trong vắtĐọng lại trên cánh hoa.Gia súc bừng tỉnh giấcTrên cỏ mềm đồng xa.

Màn sương mù xám nhẹHoà lẫn với mây trôi.Đàn ngỗng xếp hàng dọcNào cùng ra đồng thôi.

Nông dân cũng thức giấcHối hả đi làm đồng.Mặt đất hân hoan đónVầng dương toả nắng hồng.(Bản dịch: Nguyễn Quỳnh Hương)

Bên đóa hồng

Bên đóa hồng kiêu kỳCó con chim họa mi,Loài danh ca sơn cướcNgọt ngào lên tiếng hót“Nàng hồng ơi ! Nàng hồng !Ta trong xiềng trong xích,Nhưng lòng ta thỏa thíchVì xiềng xích của nàng”Chim họa mi hót vangNhởn nhơ trong nô lệTrên bụi cành nguyệt quế,Cạnh đóa hồng đẹp xinhTrong bóng đêm hữu tình.(Bản dịch: Thúy Toàn)

>>>XEM THÊM: Thơ Lý Bạch – tuyển tập những kiệt tác kinh điển mọi thời đại

3. Chùm thơ tình Pushkin ngọt ngào, lãng mạn

Những bài thơ  tình bất hủ của Pushkin như “Tôi yêu em”, “Một chút tên tôi đối với nàng”, “Em bảo anh đi đi …” đã không còn xa lạ gì với đông đảo bạn đọc yêu thơ của thế giới cũng như Việt Nam. Những bài thơ thơ tình bất hủ của ông đã làm nức lòng bao độc giả. Sau đây LVT Education xin tổng hợp chùm thơ tình Pushkin ngọt ngào, lãng mạn. Cùng chia sẻ bạn nhé !

Tôi yêu em

Bài thơ “Tôi yêu em” của Pushkin

Tôi yêu em đến nay chừng có thểNgọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai,Nhưng không để em bận lòng thêm nữaHay hồn em phải gợn bóng u hoài

Tôi yêu em âm thầm, không hy vọng,Lúc rụt rè khi hậm hực lòng ghenTôi yêu em, yêu chân thành đằm thắmCầu em được người tình như tôi đã yêu em.

Bản dịch của Thúy Toàn

Ta nhớ biển trước khi cơn bão đến

Ta nhớ biển trước khi cơn bão đến:Ta ghen với từng con sóng trào dângSóng trập trùng lớp lớp mênh môngMang tình yêu dưới chân nàng phủ phục!Ta ước ao cùng từng ngọn sóngHôn ngón chân yêu kiều bằng dịu nhẹ bờ môi!Không, chẳng bao giờ giữa năm tháng sục sôiCuồng nhiệt nấu nung thời ta trai trẻTa từng mong, xót xa đến thế,Hôn đôi môi nàng Armide tuổi xuânHay đôi má hồng rực bỏng thanh tânHay bầu ngực, tràn đầy náo nức;Không, chưa bao giờ tâm hồn ta day dứtĐến dường này vì khao khát đam mê!

Bản dịch thơ của Cẩm Hà

Gửi

Anh nhớ mãi phút giây huyền diệu:Trước mắt anh em bỗng hiện lên,Như hư ảnh mong manh vụt biến,Như thiên thần sắc đẹp trắng trong.

Giữa ray rứt sầu đau tuyệt vọngGiữa ồn ào xáo động buồn loTiếng em nói bên tai anh văng vẳngBóng dáng em anh gặp lại trong mơ.

Tháng ngày qua những cơn gió bụi,Đã xua tan mộng đẹp tuổi thơ,Lãng quên rồi giọng em hiền dịu,Nhòa tan rồi bóng dáng nguy nga.

Giữa cô quạnh âm u tù hãmDòng đời trôi quằn quại hắt hiu,Chẳng tiên thần, chẳng nguồn cảm xúc,Chẳng đời, chẳng lệ, chẳng tình yêu.

Cả hồn anh bỗng dưng tỉnh giấc:Trước mắt anh em lại hiện lên,Như hư ảnh mong manh vụt biến,Như thiên thần sắc đẹp trắng trong.

Trai tim lại rộn ràng náo nứcVì trái tim sống dậy đủ điều:Cả tiên thần, cả nguồn cảm xúcCả đời, cả lệ, cả tình yêu

Bản dịch của Thúy Toàn

Nhớ

Lạ quá! Không hiểu vì saoÐứng trước em anh lạnh lùng đến thế ?Nhưng anh đi rồi mình anh với bóng lẻMới thấy mình khẽ nói : Nhớ làm sao ?!

Chúng nó cứ bảo nhớ là yêuCòn anh thì không biết nữaTình yêu với anh sao kỳ lạ thếLúc xa rồi mới thấy mình yêu !

Tình yêu đến nào ai có biếtTình yêu đi nào ai có hay ?Theo thời gian, trái đất nó cũng quayTình yêu đến, tình yêu đi …nào ai có biết.

Nếu đời nỡ dối lừa em

Nếu đời nỡ dối lừa emĐừng hờn, đừng giận mà thêm âu sầuNgày buồn bình thản đương đầuNgày vui lại đến mang màu sáng tươi

Con tim đập nhịp xa vờiNay thời hiu hắt, mai thời đáng yêuSẽ trôi qua hết mọi điềuChỉ là khoảnh khắc.. rất nhiều mến thương

(Bản dịch: Thụy Anh)

Sương và nắng

Em cần anh như biển xanh cần sóng.Có mặt biển nào yên lặng được đâu anh.Em yêu anh bởi vì anh là nắng.Có hạt sương nào thiếu nắng lại long lanh.

Em là sương, sương chỉ tan trong nắng.Dẫu chẳng hình hài nắng vẫn đọng lại trong sương.Anh là nắng khi bình minh trở dậy.Mang lửa trời trong ánh sáng ban mai.Em là sương đọng muôn vàn nỗi nhớ.Để tan đi trong những giấc mơ dài.Nhưng vẫn nguyện làm giọt sương mãi mãi.Soi nắng mặt trời mãi mãi chẳng tàn phai.Dẫu bão tố chẳng ra ngoài lòng nắng.Nắng lên rồi xin lại được làm sương.Vũ trụ không gian biến đổi khôn lường.Những buổi sáng có bao giờ bất biến.Những tia nắng không ngừng hiển hiện.Như đêm ngày luân chuyển chẳng chia ly.Mặt trời ơi! Sức nắng diệu kỳ.Đầy sương sớm với tâm hồn nguyên thuỷ.Với năm tháng vẫn quay về bền bỉ.Soi nắng mặt trời như từ kỷ sơ sinh.

Em là sương, sương chỉ tan trong nắng.Nắng vô cùng nhưng đọng lại trong sương.Từ mênh mông tia nắng nhỏ bình thường.Gặp sương sớm bỗng ngời lên lóng lánh.Nếu vì nắng mà lòng sương bớt lạnh.Thì nhờ sương tia nắng mới long lanh.Đáng yêu sao hạt sương nhỏ hiền lành.Từ trong suốt mà làm nên tha thiết.Anh là nắng với sắc tình bất diệt.Mang lửa trời từ những kỷ xa xôi.Về đọng lại trong hạt sương nhỏ em ơi!

Tỉnh thức

Ước mơ, ước mơNgọt ngào em đâủEm đâu, em đâuNiềm vui đêm tốỉSao em đi vộiÔi, giấc mơ tiên?Để anh ở lạiBốn bề màn đêm.Quạnh hiu tỉnh giấcChăn gối xung quanhVà đêm lặng ngắtThoắt thôi lạnh mìnhThoắt thôi bay mấtBao giấc mơ tình!Nhưng hồn đầy ắpƯớc muốn còn xanh

Vô tình

Bài thơ “Vô tình” của Pushkin

Vô tình anh gặp emRồi vô tình thương nhớĐời vô tình nghiệt ngãNên chúng mình yêu nhau

Vô tình nói một câuThế là em hờn dỗiVô tình anh không nóiNên đôi mình xa nhau

Chẳng ai hiểu vì đâuĐường đời chia hai ngảChẳng ai có lỗi cảChỉ vô tình mà thôi

Vô tình suốt cuộc đờiAnh buồn đau mải miếtVô tình em không biết,Hay vô tình em quên?

Anh buồn đau mải miết,Cả cuộc đời không quên!

Chỉ vô tình mà thôi,Chẳng ai có lỗi cả;

Đường đời chia hai ngả,Chẳng ai hiểu vì đâu

Vô tình anh không nói,Vô tình nói một câu,

Thế là em hờn rỗi,Thế là mình xa nhau.

Giá như mình yêu nhau,Đời chắc không nghiệt ngã,

Trời cũng thương, cũng nhớ,Cho mình gặp lại nhau.

Em ơi đã đến lúc rồi

Em ơi đã đến lúc rồiTim anh mong sống một đời yên thânNgày ngày tiếp nối bay dầnMỗi ngày đem mất một phần đời ta,Hai ta đang sống đây mà…Nhưng như đã chết, thân ra bụi rồiCó đâu hạnh phúc em ơi,Còn chăng yên tĩnh và đời tự do.Từ lâu anh chỉ trông chờNhư người kiệt sức, mong giờ thoát thânKiếm nơi yên ổn làm ănVới bao tình cảm trong ngần chở che.

(Bản dịch: Tế Hanh)

Biển

Tôi chưa ra biển bao giờNgỡ biển xanh, xanh màu im lặngTôi chưa yêu bao giờNgỡ tình yêu là ảo mộng

Ngày nay tôi đã ra biển rồiBiển nhiều sóng to, gió lớnNgày nay tôi đã yêu rồiTình yêu nhiều khổ đau – cay đắng

Không gió lớn, sóng to không là biểnChẳng nhiều cay đắng, chắng là yêu…

Em bảo anh đi đi…

Em bảo: “Anh đi đi”Sao anh không đứng lại ?Em bảo: “Anh đừng đợi”Sao anh vội về ngay ?

Lời nói thoảng gió bayĐôi mắt huyền đẫm lệMà sao anh dại thếKhông nhìn vào mắt em

Mà sao anh dại thếKhông nhìn vào mắt emKhông nhìn vào mắt sầuKhông nhìn vào mắt sâu ?

Những chuyện buồn qua điXin anh không nhắc lạiEm ngu khờ vụng dạiAnh mơ mộng viễn vông

Đời sống nghiệt ngã khôngcho chúng mình ấm mộngThì thôi xin gửi sóngĐưa tình về cuối sông

Thì thôi xin gửi sóngĐưa tình về cuối sôngĐưa tình về với mộngĐưa tình vào cõi không.

Một chút tên tôi đối với nàng

Một chút tên tôi đối với nàngSẽ chìm như tiếng sóng buồn lanÂm thầm mòn mỏi bên bờ vắng,Như tiếng đêm thâu lạc giữa ngàn.

Ngày nào đó trên mặt trăng kỷ niệmNó chỉ còn là dấu vết không hồnGiống như hình phác trên mộ chíNét ngoằn ngoèo một thứ tiếng xa xăm…

Tên cũ từ lâu bị lãng quênChẳng còn gợi lại được cho emTình xưa êm ái và trong trắngTrước mối tình ai mới dấy lên.

Nhưng nếu gặp ngày buồn đau đớnEm thầm thì hãy gọi tên lênVà hãy tin còn đây kỷ niệmEm vẫn còn sống giữa một trái tim…

(Bản dịch: Thúy Toàn)

Không, không, tôi không nên

Không, không, tôi không nên, không dám, không thểLại si mê tình ái đắm saySự bình yên tôi nghiêm giữ từ nayQuyết không cho trái tim này bốc lửaThôi đã đủ, tôi không yêu nữa…Nhưng cớ saoTôi không thể trong giây lát ước aoKhi tha thướt tình cờ qua trước mặtMột bóng hồng xinh tươi, trinh bạchThoáng qua rồi biến mất?…Sao không thể thẫn thờNgắm nhìn trinh nữ, lòng khao khát vẩn vơMắt dõi theo và cầu mong lặng lẽHạnh phúc, niềm vui cho giai nhân tươi trẻThầm chúc nàng mọi lạc thú trên đờiTâm hồn vui tươi, nhàn hạ thảnh thơiCầu hạnh phúc cho cả người nàng sẽ chọnNgười may mắn được gọi nàng: “vợ tôi”

(Bản dịch: Vũ Thế Khôi)

Em từ giã dải bờ đất khách

Em từ giã dải bờ đất kháchĐể trở về chốn cũ xa xôiTrong giây phút buồn đau nhớ mãiĐứng trước em anh mặc lệ rơiHai tay anh cứng đờ lạnh giáNíu giữ không đành để em điAnh thổn thức: em đừng vội vãCắt phút giây đau đớn biệt ly!

Nhưng làn môi đắng em vội rứtBỏ cái hôn đau khổ xót xaEm gọi anh về miền đất khácBỏ quê hương đầy ải mịt mờEm thủ thỉ: ngày mai gặp lạiDưới bầu trời muôn thuở ngát xanhDưới bóng cây ô liu mát rượiTa sẽ hôn nhau lại, hỡi anh!

Nhưng chao ôi, nơi đầy nắng chóiVòm trời cao thăm thẳm biếc xanhNơi trên nước ô liu ngả bóngEm đã ngủ yên giấc ngàn nămVà nhan sắc, nỗi niềm đau khổEm đem đi dưới khắp áo quanĐem đi cả chiếc hôn hội ngộ…Nhưng anh chờ; còn nợ đó, hỡi em!(Bản dịch: Thúy Toàn)

>>>ĐỪNG BỎ LỠ: Chọn Lọc 90+ bài thơ tình hay và khơi gợi cảm xúc nhất

Vậy là các bạn vừa được tìm hiểu về tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Pushkin cùng tuyển tập thơ Pushkin, thơ tình Pushkin “bất tử” cùng thời gian. Hi vọng, sau khi chia sẻ cùng bài viết bạn có thêm nhiều trải nghiệm khó quên. Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng bài viết. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết sau !

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng là nhà khoa học hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực vi sinh vật học (wiki), với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho giáo dục và nghiên cứu. Ông là con trai Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân, thuộc gia đình nổi tiếng hiếu học. Giáo sư giữ nhiều vai trò quan trọng như Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, Đại biểu Quốc hội và đã được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân năm 2010.

Share
Published by
Nguyễn Lân Dũng

Recent Posts

Trông chờ hay chông chờ đúng chính tả? Nghĩa là gì?

Trông chờ hay chông chờ đúng chính tả vẫn là phân vân của nhiều người…

30 phút ago

Bạt nuôi tôm công nghiệp là gì? Các loại bạt dùng trong nuôi tôm

Ao nuôi tôm bằng bạt là mô hình được áp dụng phổ biến ở Việt…

31 phút ago

Giãy dụa hay giãy giụa đúng chính tả? Nghĩa là gì?

Giãy dụa hay giãy giụa đúng chính tả tưởng chừng đây là một câu hỏi…

2 giờ ago

Tiêu chuẩn nước máy sinh hoạt mới nhất tại Việt Nam

Nước máy, nước sạch đang dần thay thế cho nước giếng khoan trên mọi vùng…

2 giờ ago

Rò rỉ hay Dò rỉ đúng chỉnh tả? Nghĩa là gì?

Rò rỉ hay Dò rỉ là hai từ dễ bị nhầm lẫn bởi phát âm chữ…

3 giờ ago

Sử dụng nước mưa có tốt không? An toàn hay độc hại?

Từ xa xưa, con người đã sử dụng nước mưa để uống và sinh hoạt.…

3 giờ ago

This website uses cookies.