Table of Contents
Tế Hanh là một trong những nhà thơ lớn trong nền văn học nước nhà. Trong sự nhiệp sáng tác của mình, ông đã để lại cho đời cả một kho tàng thơ khá đồ sộ. Những tác phẩm của nhà thơ Tế Hanh chủ yếu về quê hương, đất nước với hồn thơ trong trẻo và mộc mạc kết hợp với giọng thơ nhẹ nhàng ,đằm thắm. Cùng LVT Education chia sẻ tuyển tập thơ Tế Hanh đi cùng năm tháng sau đây để cảm nhận bạn nhé !
Bài viết cùng chủ đề:
1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Tế Hanh
1.1 Tiểu sử cuộc đời nhà thơ Tế Hanh
Nhà thơ Tế Hanh tên thật là Trần Tế Hanh (1921-2009) sinh ra tại Quảng Ngãi, ở cù lao nổi trên sông Trà Bồng với nghề chài lưới truyền thống. Nhà thơ được nhiều độc giả biết đến ở chặng cuối của phong trào Thơ Mới với những bài thơ mang theo nỗi buồn và tình yêu quê hương. Cha làm nghề thầy thuốc, dạy chữ và yêu thích thơ ca nên Tế Hanh đã thừa hưởng được những tố chất văn chương tinh hoa từ gia đình.
Chính vì thế, kể từ khi còn nhỏ thi nhân đã bộc lộ được năng khiếu viết thơ của mình. Sáng tác đầu tay của tác giả chính là “Những ngày nghỉ học”. Vào năm 1936, tác giả đã theo học tại trường Quốc học Huế. Sau đó nhà thơ tiếp tục sự nghiệp sáng tác và tập hợp các bài thơ thành tập thơ “Nghẹn ngào”. Đến năm 1939, tập thơ này được giải khuyến khích của Tự Lực văn đoàn.
Chân dung nhà thơ Tế Hanh
Vào những năm 1941, những bài thơ của Tế Hanh như: Quê hương, Nhớ con sông quê hương, Lời con đường quê, Vu vơ, Ao ước,.. đã được Hoài Thanh và Hoài Chân giới thiệu trong cuốn Thi nhân Việt Nam (1942).
Năm 1945, nhà thơ tham gia sôi nổi vào phong trào cách mạng, tham gia công tác văn hóa, văn nghệ tại Huế và Đà Nẵng. Những tập thơ của ông ra đời sau này đều gây được tiếng vang lớn, góp phần xây dựng hệ thơ văn Việt Nam thêm phong phú và giá trị.
Từ năm 1949 cho đến năm 1954, tác giả ở trong Ban phụ trách Chi hội Văn nghệ Liên khu V. Sau Hiệp định Genève, ông tập kết ra Bắc, công tác ở Hội Văn nghệ. Vào năm 1957, thành lập Hội nhà văn Việt Nam, tác giả có cơ hội tham gia ban biên tập tuần báo Văn của Hội và còn là Ủy viên chấp hành và Ban thường vụ của hội.
Với những đóng góp to lớn cho nền văn học nước nhà, thi nhân đã vinh dự được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt I (1996). Vào những 80 tuổi, Tế Hanh mắc bệnh đau mắt và dần bị mù, bệnh càng trở nặng hơn khiến nhà thơ lúc mê lúc tỉnh. Sau nhiều năm chống chọi với căn bệnh xuất huyết não, năm 2009 nhà thơ Tế Hanh đã qua đời.
1.2 Phong cách nghệ thuật của nhà thơ Tế Hanh
Phong cách nghệ thuật của Tế Hanh là một hồn thơ chân thật và gần gũi vì nội dung thơ gắn bó mật thiết với quê hương đất nước. Nhà thơ Tế Hanh là một trong những thi nhân thành công nhất trong phong trào Thơ mới và sau cách mạng Tháng Tám, dào dạt xúc cảm về tình yêu quê hương đất nước.
Nếu nhắc về những chùm thơ hay về quê hương thì những tác phẩm của nhà thơ Tế Hanh được nhiều độc giả và nhà phê bình đánh giá cao nhất. Trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, những tác phẩm văn ra như sự ủng hộ tinh thần đấu tranh giành lại độc lập tự do cho đất nước và dân tộc.
Tế Hanh là nhà thơ miền Nam tập kết ra Bắc nên trong lòng ông vẫn đau đáu nỗi nhớ quê nhà. Chính nỗi nhớ ấy đã giúp tạo nên một cái tên nổi bật trong phong trào Thơ mới nói riêng và nền thơ văn học Việt Nam nói chung.
1.3 Sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Tế Hanh:
- Nghẹn ngào (1939,tập thơ đầu tay của Tế Hanh)
- Hoa Niên (1945,trong đó nổi tiếng nhất là bài thơ Quê hương)
- Gửi Miền Bắc (1955)
- Lòng Miền Nam (1956)
- Tiếng sóng (1960)
- Bài thơ tháng bảy
- Hai nửa yêu thương
- Sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Tế Hanh
Thơ Tế Hanh dành cho thiếu nhi:
- Chuyện em bé cười ra đồng tiền (1960)
- Những tấm bản đồ (1965)
- Thơ viết cho con (1974)
- Tiếng sáo, tiếng đàn,tiếng hát (1983)
Tác phẩm phê bình văn học Tế Hanh:
- Thơ và cuộc sống mới(1961)
Ngoài sáng tác thơ ca, Tế Hanh còn là dịch giả xuất sắc với nhiều đóng góp nổi bật. Nhà thơ là người thành sử dụng thành thạo tiếng Pháp. Nhà thơ, dịch giả Bằng Việt cho rằng có những câu thơ Tế Hanh dịch “hay đến mức xuất thần” và nhận định: “Tế Hanh dịch thơ rất tài hoa, và nhiều bài thơ dịch của anh đã trở thành những bản dịch mẫu mực, khó ai vượt qua nổi”.
Có thể bạn quan tâm:
2. Tuyển tập thơ Tế Hanh đi cùng tháng năm
Cùng LVT Education lắng lòng qua tuyển tập thơ Tế Hanh đi cùng tháng năm sau đây để chiêm nghiệm hết cái hay, cái đẹp trong những lời thơ của Tế Hanh bạn nhé !
Tuyên tập thơ Tế Hanh hay nhất
Nhớ Con Sông Quê Hương
Quê hương tôi có con sông xanh biếcNước gương trong soi tóc những hàng treTâm hồn tôi là một buổi trưa hèToả nắng xuống lòng sông lấp loángChẳng biết nước có giữ ngày, giữ thángGiữ bao nhiêu kỷ niệm giữa dòng trôi?Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!Tôi giữ mãi mối tình mới mẻSông của quê hương, sông của tuổi trẻSông của miền Nam nước Việt thân yêu
Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêuKhi mặt nước chập chờn con cá nhảyBạn bè tôi tụm năm tụm bảyBầy chim non bơi lội trên sôngTôi giơ tay ôm nước vào lòngSông mở nước ôm tôi vào dạChúng tôi lớn lên mỗi người mỗi ngảKẻ sớm khuya chài lưới bên sôngKẻ cuốc cày mưa nắng ngoài đồngTôi cầm súng xa nhà đi kháng chiếnNhưng lòng tôi như mưa nguồn, gió biểnVẫn trở về lưu luyến bên sôngHình ảnh cô em đôi má ửng hồng…
Tôi hôm nay sống trong lòng miền BắcSờ lên ngực nghe trái tim thầm nhắcHai tiếng thiêng liêng, hai tiếng “miền Nam”Tôi nhớ không nguôi ánh sáng màu vàngTôi quên sao được sắc trời xanh biếcTôi nhớ cả những người không quen biết…Có những trưa tôi đứng dưới hàng câyBỗng nghe dâng cả một nỗi tràn đầyHình ảnh con sông quê mát rượiLai láng chảy, lòng tôi như suối tướiQuê hương ơi! lòng tôi cũng như sôngTình Bắc Nam chung chảy một dòngKhông gành thác nào ngăn cản đượcTôi sẽ lại nơi tôi hằng mơ ướcTôi sẽ về sông nước của quê hươngTôi sẽ về sông nước của tình thương.
Quê Hương
Chim bay dọc biển đem tin cá
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng,Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá:
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mãPhăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làngRướn thân trắng bao la thâu góp gió…
Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗKhắp dân làng tấp nập đón ghe về.“Nhờ ơn trời, biển lặng cá đầy ghe”,Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
Dân chài lưới, làn da ngăm rám nắng,Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằmNghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớMàu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
Hoàng Hôn
Trái tim hấp hối của ngày tànỨa lệ chan hòa ám thế gianẤy lúc trời cao buồn goá bụaCúi ôm trái đất đỡ băng hàn
Có phải vì tôi kiểu cách đâu!Khách quan, ngoại cảnh gợi khêu sầuHư vô, ý chết luồn trong gió,Hồn đứng bơ phờ trước vực sâu
Lẻ loi cho đến cả bên chânCái bóng trung trinh cũng chẳng quầngTay trái thờ ơ, tay phải lạnhHững hờ buông thõng hết tương thân.
Một con gà nhỏ lạc trong thônMất mẹ bi thương gọi đứt hồnCó phải lòng tôi đau quạnh quẽKêu tìm lòng bạn giữa hoàng hôn ?
Hà Nội vắng em
Thế là Hà Nội vắng emAnh theo các phố đi tìm ngày quaPhố này bên cạnh vườn hoaNhớ khi đón gió, quen mà chưa thânPhố này đêm ấy có trăngCùng đi một quãng nói bằng lặng imPhố này anh đến tìm emNgười qua lại tưởng anh tìm bóng câyAnh theo các phố đó đâyThêm yêu Hà Nội vắng đầy cả em.
Mùa thu tiễn em
Em đi, trăng sắp độ trònMùa thu quá nửa, lá giòn khô câyTiễn em trong cảnh thu nàyLòng em muôn tiếng, sao đầy lặng im?Ta về. Giữa khoảng trời đêmVành trăng thư thể mắt em soi đường.
Giữa anh và em
Anh như người bốn phía mưa rơiEm bỗng đến và cuộc đời hửng nắngGiữa hai ta còn muôn vàn im lặng,Anh vẫn nghe xao động bao lời.Tưởng con sông đến lúc trôi êmMùa Hạ hết và mùa Thu sắp đếnAnh lại thấy lòng mình xao xuyến,Bởi một cái nhìn xa thẳm của em.Em biết không giữa anh và em,Không nói được nhiều hơn là nói được.Như khi chúng ta nhìn dòng nước,Giữa thuyền bà bến, giữa bến và thuyền.Ngày mai kia trong biển động liên hồi,Anh không thể giữ cả những gì yêu quý nhất.Nhưng tình anh đối với em không thể mấtNhư bao tình yêu chân thật ở trên đời.
Lời con đường quê
Từ đấy mình tôi cỏ mọc đầyDọc lòng hoa dại ngát hương lâyTôi ôm đám lúa, quanh nương sắnBao cái ao rêu những đục lầy…Những buổi mai tươi nắng chói xaHồn tôi lóng lánh ánh dương saNhững chiều êm ả tôi thư tháiNhư kẻ nông dân trở lại nhà
Rét nàng Bân
Khi em đan áo ấm cho anhGió còn thổi qua bàn tay lạnhNhững đôi chim tìm nhau ủ cánhMây đầy trời, rơi rớt nắng mong manhEm vội dệt thời gian qua sợi thắmNhững giờ trưa không nghỉ những đêm thâuSợi len mịn so sợi lòng rối rắmÁo đan rồi, mùa lạnh hết còn đâu!Em gửi áo lo anh giận dỗiNhận áo em anh lại ngại em phiềnĐời cán bộ ít giờ nhàn rỗiVì việc chung đôi lúc nhẹ niềm riêngHoa bắt đầu thưa thớt cuối đường xuânCành cây đã sum suê lá đậmTháng ba đến với những ngày nắng ấmBỗng mùa đông trở lại! Rét nàng BânNàng Bân xưa may áo ấm cho chồngÁo may xong không còn mùa lạnh nữaNàng Bân khóc, đất trời thương lệ ứaCho rét về đáp lại nỗi chờ mongAnh mặc áo của em và cảm thấyBàn tay yêu nhân ấm gấp hai lầnThời gian hiểu lòng ta biết mấy:Có tình người nên có rét nàng Bân.
Bão
Cơn bão nghiêng đêmCây gãy cành bay láTa nắm tay emCùng nhau qua đường cho khỏi ngãCơn bão tạnh lâu rồiHàng cây xanh thắm lạiNhưng em đã xa xôiVà cơn bão lòng ta thổi mãi.
Hà Nội 1966
Hà Nội bớt phố đôngHà Nội bớt ánh điệnHà Nội về nông thônHà Nội đi tiền tuyếnHà Nội vận xanh, nâuKhoác trên vai khẩu súngHà Nội vẫn yêu nhauMiệng cười tươi, bước vữngHà Nội vút mây xanhCánh thiên thần phản lựcHà Nội nối nghìn nămNước sông Hồng thao thứcHà Nội ở khắp nơiNhư lương tâm thời đạiHà Nội trong mọi ngườiNhư trái tim nóng hổiMột góc Hà Nội bomTim Quảng Bình sôi sụcTên lửa Hà Nội vangLòng Sài Gòn rạo rựcƠi hình ảnh Bác HồNước hồ Gươm sáng chóiHà Nội mãi thủ đôHà Nội mãi Hà Nội…
Mai vàng
Xuân bảy lăm. Tết Tân BiênMai rừng một nhánh nở bên giếng rừngEm đang múc nước bỗng dưngNhìn mai vàng nở rưng rưng nhớ nhàGiờ này mẹ ở quê xaCành mai mẹ cắm chắc là vàng thêm.
Bên phải bên trái
Nếu anh đi bên phảiĐường đời chắc đã gặp emNhưng anh lại phải đi bên tráiMỗi ngày một xa thêm.
Cái nhìn
Mắt anh không được như xưaNhìn đêm bỡ ngỡ, nhìn trưa bàng hoàngNhìn mai như thể xuân sangNhìn chiều như thể thu choàng cỏ câyAnh nhìn em cũng đổi thayCái môi hơi mím, cái mày hơi congMắt em ngày trước hồ trongAnh nhìn đôi lúc ngỡ vòng sương rơiNói sao hết được em ơi!Anh không thể bắt cuộc đời đứng yênEm không thể mãi là emDẫu anh còn mãi cái nhìn ngày xưa.
Chị công nhân chăn bò
Chị là con gái miền xuôiLên chăn bò sữa núi đồi Sa PaĐồi bát ngát, núi bao laĐây là Thác Bạc, kia là Cầu MâyCỏ hương, cỏ sữa mọc đầyĐường lên con suối lượn ngay chân đèoHàng sa mu đứng nhìn theoĐêm khuya, một mảnh trăng treo trên ngànNhìn đàn bò sữa nông trườngTrắng, đen, lang, đốm trong sương hiện dầnCàng yêu mến chị công nhânĐẹp như một đoá hoa xuân trên rừng.
Con đường
Con đường hai chúng ta đi
Em không trở lại, anh thì cũng khôngCuối đường chỉ có hàng thôngĐầu nghiêng theo gió, ngóng trông người về.
Đêm nay
Đêm nay trăng lạc với mìnhTrăng thơ bát ngát, trăng tình chơi vơiSuốt đêm trăng sáng em ơiTưởng như trăng sáng suốt đời của anh.
Em đến với anh
Em đến với anh như tia nắng ấmGiữa những ngày mây phủ bốn phương trờiCơn gió lạnh mỗi giờ mỗi thấmNắng lên đi đẹp quá nắng ơi!Em đến với anh như cơn gió mátCho một người ở giữa quãng đường xaChân đã mỏi mà cổ thì cháy khátCơn gió về như nước xối chan hoàEm đến với anh thêm nguồn an ủiĐau khổ thế nào vẫn giữ tấm lòng thơĐêm sắp hết mà bình minh đang đếnHạnh phúc không xa hãy đợi chờEm đến với anh thêm một lần thử tháchTâm hồn anh còn rung cảm hay khôngKhi quanh ta toàn những người thiết thựcThấy bó rau xanh không thấy đóa hoa hồngCon vịt trong truyện An-đéc-xen gãy cánhTrở thành thiên nga bay khắp trời xanhAnh ra khỏi nỗi buồn tật bệnhChào đón mùa xuân – Em đến với anh
Dặm Liễu
Đêm nay trăng sáng Bắc Kinh,Nhớ trăng Hà Nội, thấm tình quê hương.Lòng như cuộn chỉ yêu thương,Quấn theo mỗi một đoạn đường ra đi.
Trang đầu quyển sổ anh ghi,Tên sông, tên núi – tên gì nữa em?Tưởng nghe trong bóng trăng đêm,Bấm tay em tính xa thêm một ngày.
Trời cao mây lững lờ bay,Cuối thu dặm liễu đã thay lá vàng.Anh đi vương vấn không gian,Thời gian em ở muôn ngàn vấn vương.
Người Mẹ
Người mẹ đầu tiên lặng ngó con,Nao nao nghe tự đáy tâm hồn,Nỗi niềm xương thịt tan như nướcSự sống nhân đôi, sóng dập dồn
Mới mẻ người mang một mối tìnhBàng hoàng cơ thể chói tâm linhTừ ta-như-thế sang ta-phảiNgười đứng cao hơn số phận mình.
Trông đứa hài nhi thịt thắm tươiY nguyên người gặp lại thân ngườiTưởng đà chia xẻ trong sinh hóaNay lại giàu thêm hạt máu rơi
Người bế con lên trong ánh sáng.Vui mừng bày tỏ với xa khơi,Từ trong vật chất vô tri giácSự sống vươn lên ánh mặt trời.
Điệu Quê Hương
Đài phát thanh vang điệu bài chòiMột buổi sáng xuân về trên miền BắcĐiệu quê hương trong tim tôi dìu dặtNhư ngang trời dìu dặt én đưa thoi.
Điệu quê hương tràn trề mong nhớTrời miền Nam sông núi một màu xanhBao vui sướng với bao đau khổSuối thơ tôi thao thức mạch trong lành.
Khi cây cỏ cũng mơ màng âm điệu,Từng xóm nhà thao thức dưới trăng cao.Tôi muốn viết những bài thơ dễ hiểuNhư những lời mộc mạc trong ca dao.
Đêm văn nghệ họp đầu xanh tóc bạc!Miếng bùn thơm, cọng rạ cũng kêu giòn.Tôi sung sướng có bàn tay gieo hạtĐợi ngày mùa nâng những chén cơm ngon.
Tiếng đàn nhị, dây tơ quấn quýtĐiệu bài chòi, dòng suối ngân ngaĐàn em trẻ, một rừng chim ríu rítNhững môi hồng thiếu nữ rải thềm hoa.
Tôi làm sao quên được điệu quê hươngNhư quên được, miền Nam ơi tiếng mẹ?Chúng không thể nhận chìm trong máu lệ,Đem súng gươm dập tắt những lời thương.
Điệu bài chòi sáng nay trên miền BắcSẽ vang ngân khắp ngõ hẻm hang cùngNung nấu mãi những lời ca không tắtTriệu tấm lòng trong cuộc đấu tranh chung.
Cái Giếng Đầu Làng
Cái giếng đầu làng của emDưới khóm dừa xanh toả bóng êmEm đi gánh nước đôi vai mịnĐòn gánh cong cong uốn dẻo mềm
Cái giếng đầu làng của anhMột buổi trưa hè trời trong xanhEm múc trao anh gàu nước mátMặt nước hoà đôi bóng chúng mình
Cái giếng đầu làng của bà conNước trong như lọc, vị thơm ngonNơi hàng ngày hẹn hò gặp gỡ.Câu chuyện làm ăn chuyện xóm thôn
Cái giếng đầu làng của người bốn phươngLau giọt mồ hôi dừng bên đườngUống ngụm nước đựng trong lòng nónNghe thấm tràn tình nghĩa quê hương…
Cái giếng đầu làng. Cái giếng đầu làngEm như kỉ niệm, trong như ngọcMột mảnh lòng tôi ở miền Nam– Bọn giặc Mỹ rải đầy thuốc độc!
Mùa Thu Ở Nông Trường
Mùa thu đã đến nông trườngSe se gió trở, hơi sương dịu trờiNắng vàng mây lững lờ trôiNét xanh sóng lượn lưng đồi uốn cong.
Lúa mùa đang ngậm đòng đòngNgâm mình trong nước suối trong dạt dàoBóng chè xanh mượt sườn caoSỏi lăn cày máy rào rào bánh xe.
Đàn bò ăn cỏ no nêTheo con đường đỏ, qua khe, về chuồngNgười chăn trong bóng hoàng hônCó nghe thu gọi tâm hồn chiều nay?
Tôi đi để mặc cỏ mayHai bên bờ biếc ghim dày quần tôiDừng chân dưới một quả đồiGỡ từng sợi cỏ, tôi ngồi nhìn thu.
Hoa Hồng Bun-ga-ri
Ôi! Loài hoa diệu kì
Hoa ở đâu chẳng biếtTheo người hay gió bayTừ thế kỉ mười bảyHoa về mọc nơi đây.
Giữa bốn bề núi dựng,Một thung lũng hoa hồngMỗi năm một lần nởTrời đất bắt đầu xuân.
Nhớ thời bọn vua chúaChúng cướp hết hoa hồngBàn tay gai chảy máuNgười dân chỉ tay không.
Đến thời bọn Hít-leChúng không cho hoa mọcMuốn diệt hương thiên nhiênChỉ còn hương hoá học.
Nhưng cả bọn bạo tànCuối cùng rồi tiêu diệtVà thung lũng hoa hồngĐẹp hơn bao giờ hết.
Ôi! Loài hoa diệu kìHoa hồng Bun-ga-ri.
Anh Đến Với Em Là Lẽ Tất Nhiên
Anh đến với em là lẽ tất nhiênNhư con sông trở về với biểnNhư qua mùa đông mùa xuân lại đếnNhư sau cơn mưa là lúc mặt trời lên
Anh đến với em là lẽ tất nhiênNhư cái hoa đến ngày kết quảNhư con chim buổi chiều quay về tổNhư máu trong người trở lại tim
Anh đến với em là lẽ tất nhiênNhư quyển truyện phải đến hồi kết thúcNhư cây kim địa bàn quay về hướng bắcCuộc đời anh hướng đến cuộc đời em
Anh đến với em là lẽ tất nhiên.
Gửi miền Bắc
(Tặng Chế Lan Viên)
Tôi sinh ra ở miền duyên hải,Tiếng sóng chen tiếng võng tâm tình.Mẹ tôi hát giọng đàng trong Quảng Ngãi,Lời đàng ngoài khúc quan họ Bắc Ninh.
Cùng sữa mẹ, câu ca dao mộc mạc,Đã nuôi tôi khôn lớn – Đến nhà trường.Trang giấy mới mở đời thơm bát ngát,Những bản đồ xanh đỏ gợi nguồn thương.
Cánh buồn trắng một niềm mơ ước,Gió mùa về sáng mãi chân trời.Biển chao động xôn xao chiều con nước,Lòng như thuyền chờ đợi buổi ra khơi.
Tôi muốn đi khắp miền Nam, miền Bắc,Bờ Cửu Long giang hay bến Hồng Hà.Nhưng phương bắc là phương mây nổi nhất,Kim địa bàn phương ấy cứ quay ra.
Bao giờ đến phiên ta ra Bắc?Mấy đèo qua, mấy núi cũng qua.Có ai gọi tên tôi trong gió bấc?Trong gió nồm tôi muốn gửi lời ra.
Suối chiến khu ngân vang sóng bể,Tiếng mẹ già vọng mãi quanh nôi.Ôi miền Bắc! Vì đâu mong nhớ thế?Đêm phương Nam sao Bắc Đẩu ngang trời.
Đang say sưa chiến đấu bỗng: Hoà bình,Tôi lẫn lộn vui mừng luyến tiếc:Tưởng ra đi trong đường rừng sắc biếc,Lại giã từ trên mặt biển màu xanh.
Cửa Sầm Sơn tàu chúng tôi cặp bến,Cái nhìn thân yêu, câu nói đậm đà.Lòng miền Bắc trời thương và biển mến,Những nụ cười con trẻ thắm như hoa.
Hà Nội – tôi về thủ đô Hà Nội,Trái tim Tổ quốc đẹp bao nhiêu!Những nhà cửa tắm trong không khí mới,Những con đường như dẫn tới tình yêu.
Nhớ Khu Năm tôi đi vào Khu Bốn,(Hai chị em ruột thịt của miền Trung).Đỉnh đèo Ngang hồn tôi mây gió cuộn,Muối xát lòng tôi trên bến Cửa Tùng.
Lên Lạng Sơn tôi nhìn mây biên giới,Xuống Hồng Gai tôi đợi sóng đưa tàu.Những ngày qua núi rừng nhắc mãi,Tôi thấy đời trong biển chói ngày sau.
Và công xưởng máy ngời ánh thép,Và nông thôn lúa trĩu hạt vàng.Miền Bắc bước từng bước dài kiến thiết,Từng bước dài đưa tôi lại miền Nam.
Từ tiếng võng mẹ ru thuở trước,Đến ngày nay mấy chục năm trường.Ôi miền Bắc! Nói sao hết được,Tấm lòng tôi đầy những vấn vương?
Càng nhớ miền Nam, càng yêu miền Bắc,Càng yêu miền Bắc, càng nhớ miền Nam.Mối tình ấy trong tim tôi thống nhất,Qua không gian và qua suốt thời gian.
Vậy là các bạn vừa được tìm hiểu về tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Tế Hanh cùng tuyển tập thơ Tế Hanh “bất tử” cùng thời gian. Hi vọng, sau khi chia sẻ cùng bài viết bạn có thêm nhiều trải nghiệm khó quên. Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng bài viết. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết sau !
Giáo sưNguyễn Lân Dũnglà nhà khoa học hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực vi sinh vật học (wiki), với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho giáo dục và nghiên cứu. Ông là con trai Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân, thuộc gia đình nổi tiếng hiếu học. Giáo sư giữ nhiều vai trò quan trọng như Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, Đại biểu Quốc hội và đã được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân năm 2010.
Open this in UX Builder to add and edit content