Table of Contents
Thế Lữ nổi danh trên văn đàn vào những năm 1930, với những tác phẩm Thơ mới, đặc biệt là bài “Nhớ rừng”. Ông là người đặt những viên gạch đầu tiên trong công cuộc xây dựng tòa lâu đài Thơ mới. Thơ ông hướng đến biểu lộ tâm trạng của lớp người yêu nước nhưng chưa tìm thấy được con đường để cứu nước. Giọng thơ trong trẻo, đôi khi đượm buồn, thấm đẫm tâm trạng uẩn uất. Cùng LVT Education chia sẻ tuyển tập thơ Thế Lữ hay nhất sau đây để cảm nhận bạn nhé !
Bài viết cùng chủ đề:
1. Đôi nét cuộc đời và sự nghiệp làm thơ của nhà thơ Thế Lữ
1.1 Tiểu sử:
Thế Lữ (10/6/1907 – 3/6/1989), tên khai sinh là Nguyễn Đình Lễ, sau đó được đổi thành Nguyễn Thứ Lễ. Sau khi người anh trai của ông qua đời, cha mẹ đổi lại tên cho ông là Nguyễn Đình Lễ. Bút danh Thế Lữ còn mang ý nghĩa “người khác đi qua trần thế” để phù hợp với quan niệm sống của ông thời bấy giờ. Ngoài ra, Thứ Lễ còn có một bút danh khác là Lê Ta để viết báo.
Thế Lữ là một nghệ sĩ rất đa tài, ông hoạt động ở nhiều lĩnh vực như làm thơ, viết báo, viết văn, dịch thuật, phê bình và sân khấu. Tuy nhiên, từ trước đến nay ông vẫn được nhắc đến nhiều nhất với vai trò là một nhà thơ.
Chân dung nhà thơ Thế Lữ
Thế Lữ nổi danh trên nền văn học Việt Nam từ những năm 1930, với những tác phẩm thơ mới và văn xuôi tiêu biểu như bài thơ Nhớ rừng hay tập truyện Vàng và máu (1934). Cũng từ năm 1934, ông đã trở thành thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn, ông tham gia vào hầu hết các hoạt động sáng tác văn chương trong thời gian. Đồng thời, cũng đảm nhiệm vai trò là một nhà báo, nhà phê bình và biên tập viên của tờ báo Phong hóa và Ngày nay.
Đến năm 1937, Thế Lữ chuyển hướng sang biểu diễn kịch nói và trở thành diễn viên, đạo diễn, biên kịch. Sau cách mạng tháng 8, Thế Lữ lên Việt Bắc tham gia kháng chiến và được bầu làm Ủy viên thường vụ Ban chấp hành Hội Văn nghệ Việt Nam, kiểm trưởng đoàn sân khấu Việt Nam.
Năm 1955, Thế Lữ giữ vai trò Trưởng ban Nghiên cứu Nghệ thuật Sân khấu Việt Nam, chỉ đạo nghệ thuật Đoàn Ca múa Nhân dân Trung ương đi biểu diễn tại các nước như Liên Xô, Ba Lan, Trung Quốc.
Năm 1957, ông trở thành Chủ tịch đầu tiên của Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam. Đồng thời cũng là hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam và là Phó chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam khóa II.
Năm 1962, tại Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần III, Thế Lữ tiếp tục giữ vai trò Ủy viên thường vụ Ban chấp hành. Và ông cũng là Đại biểu Quốc hội khóa II (1960 – 1964).
Thế Lữ nghỉ hưu năm 1977, đến năm 1979, ông chuyển vào Thành phố Hồ Chí Minh sinh sống. Năm 1984, ông được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân đợt I và qua đời vào ngày 3/6/1989 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
1.2 Phong cách sáng tác của Thế Lữ:
Có thể nói, Thế Lữ là một trong những người khai sáng ra phong trào thơ mới tại Việt Nam. Đọc thơ của ông, độc giả cảm nhận rõ được phong cách sáng tác vô cùng dồi dào, đầy chất lãng mạn mà cũng ẩn chứa những ý nghĩa vô cùng sâu sắc.
Bên cạnh đó, các tác phẩm thơ của ông đã thoát ra được khuôn phép của thế hệ phong kiến, giải phóng tâm tư của thế hệ mới, đồng thời khẳng định bản lĩnh của con người trước xã hội. Không những vậy, ông cũng là người có đóng góp to lớn trong việc hiện đại hóa các vần thơ trong nền văn học Việt Nam.
Thế Lữ cũng là một trong những người tiên phong trong việc đưa kịch đến gần hơn với công chúng Việt Nam. Ông là người duy nhất phát triển kịch nói từ trình độ nghiệp dư đến trình độ chuyên nghiệp và trở thành người có sức ảnh hưởng của nền sân khấu dân tộc.
1.3 Những tác phẩm tiêu biểu của Thế Lữ:
Về thơ:
- Mấy vần thơ (1935)
- Mấy vần thơ, tập mới (1941)
- Nhớ rừng
Truyện ngắn tiêu biểu:
- Vàng và máu (1934)
- Bên đường thiên lôi (1936)
- Lê Phong phóng viên (1937)
- Mai Hương và Lê Phong (1937)
- Đòn hẹn (1937)
- Gói thuốc lá (1940)
- Gió trăng ngàn (1941)
- Trại Bồ Tùng Linh (1941)
- Thoa (truyện ngắn, 1942)
- Truyện tình của anh Mai (truyện vừa, 1953)
- Tay đại bợm (truyện ngắn, 1953)
Những vở kịch tiêu biểu:
- Dương Quý Phi (1942), gồm hai vở: Trầm hương đình, Mã Ngôi Pha
- Người mù (1946)
- Cụ đạo sư ông (1946)
- Đoàn biệt động (1947)
- Đề Thám (1948)
- Đợi chờ (1949)
- Tin chiến thắng Nghĩa Lộ (1952)
Có thể bạn quan tâm:
2. Tuyển tập thơ Thế Lữ đi cùng năm tháng
Thế Lữ như vừng sao đột hiện ánh sáng chói khắp cả trời thơ Việt Nam. Thơ Thế Lữ về thể cách mới không chút rụt rè, mới từ số câu, số chữ, cách bỏ vần, cho đến tiết tấu âm thanh. Thơ Thế Lữ giàu chất lãng mạn, trữ tình. Hình ảnh thơ đẹp, giọng điệu thơ mềm mại, trau chuốt. Cùng LVT Education chia sẻ tập thơ Thế Lữ hay nhất sau đây để cảm nhận bạn nhé !
Nhớ Rừng
Bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ
(Lời con hổ ở vườn Bách thú)Tặng Nguyễn Tường Tam
Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua,Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,Giương mắt bé diễu oai linh rừng thẳm,Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi.Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.
Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ,Thủa tung hoành hống hách những ngày xưa.Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,Với khi thét khúc trường ca dữ dội,Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc,Là khiến cho mọi vật đều im hơi.Ta biết ta chúa tể cả muôn loài,Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi.
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu,Ghét những cảnh không đời nào thay đổi,Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối:Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng;Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòngLen dưới nách những mô gò thấp kém;Dăm vừng lá hiền lành, không bí hiểm,Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vuCủa chốn ngàn năm cao cả, âm u.
Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ!Là nơi giống hầm thiêng ta ngự trị.Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa,Nơi ta không còn được thấy bao giờ!Có biết chăng trong những ngày ngao ngán,Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớnĐể hồn ta phảng phất được gần ngươi,
Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
Ý Thơ
(Tặng Tô Ngọc Vân)
Bình tĩnh lại, bao nỗi lòng huyên náo!Vì giờ đây muôn vật lắng trong đêm:Trong gió đứng, thanh âm treo khúc dạo,Trong sương khuya, ngưng đọng áng hương chìm;
Hoặc lặng sống trong đài khoan độ nở,Cây âm thầm khép lá gượm xôn xao;Nương bóng tối muôn loài sâu nín thở;– Thời gian qua, nghỉ bước trên từng cao.
Này là phút băn khoăn trong ngóng đợi,Phút anh linh, huyền diệu của tâm tưGhi dấu vết giữa tháng năm thay đổiĐể ngàn sau nối lại với ngàn xưa.
Ấy là lúc ý thơ rung ánh ngọc,Cùng Thi tiên say giấc khói hương ngà.Nhà thi sĩ nâng niu bầu cảm xúcCủa trời mây đúc lại mấy lời hoa.
Bâng Khuâng
Trời xanh dịu, sợi mây hồng vơ vẩn,Trên bờ sông cô em đang thơ thẩn,Đứng lặng nhìn mặt nước chiếc thuyền trôiVới ánh chiều thu bầm tím chân trời.Cô buồn. Mà vì đâu, cô chẳng biết.Có lẽ bao nỗi âm thầm, tha thiếtBấy lâu nay vẫn ẩn kín một bên lòng,Bỗng dưng nhân một phút hư khôngTrước cảnh rộng mịt mùng nơi sông nước,Đã khiến cho tâm hồn cô man mác.
Gió đưa cành lá, ghẹo áng tóc mai,Cùng cô em chung một tiếng thở dài,Mà giọt sương chiều điểm thưa trên láCùng long lanh với hạt châu trên má.
Tuy nhiên, trong lúc bâng khuâng,Cô thấy lòng cô phơi phới lâng lângNhư bay cao, như tan theo mây gió.Cô khoan khoái trong khi buồn thảm đó,Chính vì hồn thu vi vút ban chiềuĐã nhắc cho cô thấy lòng cô yêu.Lần đầu hết, lòng cô mang tình ái,Ôi vết thương sâu dịu dàng tê tái!Nhưng yêu ai? Mà đã có ai yêu?Cô chỉ biết trông sông nước đìu hiu,Trông mây gió gửi nỗi buồn êm ái.
Tiếng Chuông Chùa
Sương lam gieo nỗi buồn mênh mông trên đồng vắng,Nắng chiều xuân rung rinh trong cảnh trời yên lặng.Bỗng thong thả rơi một tiếng chuông chùa,Ở chân trời hay trong cõi hư vô?Lòng ta bát ngát, nhẹ nhàng như mọc cánhBay chập chờn trong nơi không gian thanh tịnh.Ly Tao nương tử ơi! Hỡi nàng Thơ!Ta muốn cùng ai muôn năm say sưaTa muốn biến ra làm mây, làm gió,Làm một bầu khinh thanh trong vũ trụ,Làm ánh sáng anh linh của núi sông,Làm cái Đẹp thiên nhiên: giấc mộng vô cùngCho trí tưởng thi nhân, cho tâm hồn nghệ sĩ,Cho bao tấm lòng nhọc nhằn muốn nghỉ,Ôi cao siêu! ôi khoái lạc! giây phút thần tiên!Như đứng ngoài trần gian, ta hút thở gió Quên,Quên đã sống bao nhiêu năm đau khổ,Ta quên những cảnh bùn than, lam lũ;Chỉ thấy trên cao xanh, con mắt Từ BiTheo dõi ta, theo dõi bước lưu ly,Và yên ủi cho ta còn nhiều hy vọng.Mấy tiếng chuông u uyên, lan rộngVăng vẳng đưa… vang tới cõi lòng ta…Mắt lệ trông huyền ảo cảnh sương mờ.
Tiếng Gọi Bên Sông
(Lời chinh phu)Tặng Khái Hưng
Ta là một khách chinh phu,Dấn bước truân chuyên khắp hải hồ.Mũ lợt bốn trời sương nắng gội,Phong trần quen biết mặt âu lo.
Vất vả bao từng, chi xá kể?Gian lao như lửa rèn tâm chí,Bấy lâu non nước mải xông pha,Chưa chút dừng chân, chưa lúc nghỉ.
Trong thủa sinh bình, đôi mắt taKhông hề cho đẫm lệ bao giờ;Cười phen thất bại, khinh nguy hiểm,Nện gót vang đường nhịp khúc ca.
Đang độ nam nhi vui trẻ hoài:Sầu tư bi thiết, gác bên tai,Trái tim chỉ rộn khi căm tức,Ghét lũ vô nhân, giận nỗi đời.
Trong khi lật đật rẻo sông Mê…Trận gió heo may đuổi nhạn về.Bụi cuốn đường xa, chinh khách mỏi.Bỗng nghe tiếng hát vẳng bên kia.
Tiếng hát trong như nước ngọc tuyền,Êm như hơi gió thoảng cung tiên,Cao như thông vút, buồn như liễu:Nước lặng, mây ngừng, ta đứng yên.
Chinh phu trong dạ nhường tê tái,Quay gót ta buồn trông trở lại,Đường vẫn còn xa, còn phải đi,Song le tiếng hát bên sông gọi:
“Đi đâu vội bấy, hỡi ai ơi!Mà để cho nhau luống ngậm ngùi?Em trẻ, em son, em lại đẹp.Sang đây chung hát khúc ca vui!
Hỡi khách! Sang đây với bạn tình.Vui đi! Đời người mấy xuân xanh?Ưu tư chi để sầu mây nước?Kìa cánh hoa đùa rỡn trước cành.”
Tiếng ái ân kia réo rắt hoài,Mà lời mây nước giục bên tai.Đau lòng rứt mối tơ vương vấn,Nước mắt đầu tiên lã chã rơi.
Vì chưng ta cũng biết yêu đương,Mà cuộc tình duyên gặp giữa đường.Trong lúc non sông mờ cát bụiPhải đâu là hội kết uyên ương?
Âm thầm từ giã cô thôn nữ,Cô đứng bên sông không hát nữa,Lòng ta thổn thức còn đê mêNhịp với lòng ai nhường than thở?
Âm thầm ta lại bảo cô rằng:“Mặt đất mênh mang biết mấy chừng,Em có yêu ta thì gắng đợi,Đem lòng mà gửi lên cung trăng.Ở chốn đường khơi ta nhớ em.Thì lòng ta sẽ hoá ra chimBay lên lưu luyến bên cung nguyệtSẽ ngỏ cho nhau thấu nỗi niềm.”
Ta đi theo đuổi bước tương lai.Để lại bên sông kẻ ngậm ngùi.Chí nặng bốn phương trời nước rộng,Từ nay thêm bận nỗi thương ai.
Cây đàn muôn điệu
(Gửi cho Tứ Ly)
Tôi là người bộ hành phiêu lãng
Đường trần gian xuôi ngược để vui chơi:
Tìm cảm giác hay trong tiếng khóc, câu cười,
Trong lúc gian lao, trong giờ sung sướng,
Khi phấn đấu cũng như hồi mơ tưởng.
Tôi yêu đời cùng với cảnh lầm than,
Cảnh thương tâm, ghê gớm, hay dịu đàng.
Cảnh rực rỡ, ái ân hay dữ dội.
Anh dù bảo: tính tình tôi hay đổi,
Không chuyên tâm, không chủ nghĩa: nhưng cần chi?
Tôi chỉ là một khách tình si
Ham vẻ Đẹp có muôn hình, muôn thể.
Mượn lấy bút nàng Ly Tao, tôi vẽ,
Và mượn cây đàn ngàn phím, tôi ca
Vẻ đẹp u trầm, đắm đuối, hay ngây thơ,
Cũng như vẻ Đẹp cao siêu, hùng tráng
Của non nước, của thi văn, tư tưởng.
Dáng yêu kiều tha thướt khách giai nhân;
Ánh tưng bừng linh hoạt nắng trời xuân;
Vẻ sầu muộn âm thầm ngày mưa gió;
Cảnh vĩ đại, sóng nghiêng trời, thác ngàn đổ;
Nét mong manh, thấp thoáng cánh hoa bay;
Cảnh cơ hàn nơi nước đọng bùn lầy;
Thú sán lạn mơ hồ trong ảo mộng;
Chí hăng hái đua ganh đời náo động:
Tôi đều yêu, đều kiếm, đều say mê.
Tôi sẵn lòng đau vì tiếng ai bi,
Và tôi cảm khái bởi những lời hăng hái.
Tôi ngợi ca với tiếng lòng phấn khởi,
Tôi thở than cùng thiếu nữ bâng khuâng,
Tôi véo von theo tiếng sáo lưng chừng,
Tôi yên ủi với tiếng chuông huyền diệu,
Với Nàng Thơ, tôi có đàn muôn điệu;
Với Nàng Thơ, tôi có bút muôn màu;
Tôi muốn làm nhà nghệ sĩ nhiệm mầu;
Lấy Thanh Sắc trần gian làm tài liệu.
Tiếng Sáo Thiên Thai
Bài thơ “Tiếng sáo thiên thai” của Thế Lữ
(Tặng Ngô Bích San)
Ánh xuân lướt cỏ xuân tươi,Bên rừng thổi sáo một hai Kim Đồng.Tiếng đưa hiu hắt bên lòng,Buồn ơi! Xa vắng, mênh mông là buồn…Tiên Nga tóc xoã bên nguồn.Hàng tùng rủ rỉ trên cồn đìu hiu;Mây hồng ngừng lại sau đèo,Mình cây nắng nhuộm, bóng chiều không đi.Trời cao, xanh ngắt. – Ô kìaHai con hạc trắng bay về Bồng Lai.Theo chim, tiếng sáo lên khơi,Lại theo giòng suối bên người Tiên Nga.Khi cao, vút tận mây mờ,Khi gần, vắt vẻo bên bờ cây xanh,Êm như lọt tiếng tơ tình,Đẹp như Ngọc Nữ uốn mình trong không.Thiên Thai thoảng gió mơ mòng,Ngọc Chân buồn tưởng tiếng lòng xa bay…
Giây phút chạnh lòng
(Tặng tác giả “Đoạn tuyệt”)
“Anh đi đường anh, tôi đường tôi,
Tình nghĩa đôi ta có thế thôi.
Đã quyết không mong xum họp mãi.
Bận lòng chi nữa lúc chia phôi?”
Non nước đang chờ gót lãng du,
Đâu đây vẳng tiếng hát chinh phu,
Lòng tôi phơi phới quên thương tiếc
Đưa tiễn anh ra chốn hải hồ.
“Anh đi vui cảnh lạ, đường xa,
Đem chí bình sinh dãi nắng mưa,
Thân đã hiến cho đời gió bụi
Đâu còn lưu luyến chút duyên tơ?”
Rồi có khi nào ngắm bóng mây
Chiều thu đưa lạnh gió heo may
Dừng chân trên bến sông xa vắng,
Chạnh nhớ tình tôi trong phút giây;
“Xin anh cứ tưởng bạn anh tuy
Giam hãm thân trong cảnh nặng nề,
Vẫn để hồn theo người lận đận;
Vẫn hằng trông đếm bước anh đi.
Lấy câu khẳng khái tiễn đưa nhau,
Em muốn cho ta chẳng thảm sầu.
Nhưng chính lòng em còn thổn thức,
Buồn kia em giấu được ta đâu?
Em đứng nương mình dưới gốc mai,
Vin ngành sương đọng, lệ hoa rơi,
Cười nâng tà áo đưa lên gió,
Em bảo: hoa kia khóc hộ người.
Rồi bỗng ngừng vui cùng lẳng lặng,
Nhìn nhau bình thản lúc ra đi.
Nhưng trong khoảnh khắc thờ ơ ấy,
Thấy cả muôn đời hận biệt ly.
Năm năm theo tiếng gọi lên đường,
Tóc lộng tơi bời gió bốn phương.
Mấy lúc thẫn thờ trông trở lại,
Để hồn mơ tới bạn quê hương.
Ta muốn lòng ta cứ lạnh lùng
Gác tình duyên cũ chẳng đường trông.
Song le hương khói yêu đương vẫn
Phảng phất còn vương vấn cạnh lòng.
Hôm nay tạm nghỉ bước gian nan.
Trong lúc gần xa pháo nổ ran.
Rũ áo phong sương trên gác trọ.
Lặng nhìn thiên hạ đón xuân sang.
Ta thấy xuân nồng thắm khắp nơi,
Trên đường rộn rã tiếng đua cười,
Động lòng nhớ bạn xuân năm ấy.
Cùng ngắm xuân về trên khóm mai.
Lòng ta tha thiết đượm tình yêu,
Như cảnh trời xuân luyến nắng chiều,
Mắt lệ đắm trông miền cách biệt,
Phút giây chừng mỏi gót phiêu lưu…
Cát bụi tung trời — Đường vất vả
Còn dài — Nhưng hãy tạm dừng chân,
Tưởng người trong chốn xa xăm ấy
Chẳng biết vui buồn đón xuân?
Đàn Nguyệt
(Trên sông Hương một đêm trăng)Tặng Xuân Diệu
Lòng ta hỡi! Thôi đừng lên tiếng nữa!Lặng mà nghe đờn nẩy khúc sầu thương.Ngón tay rung, rung động cả đêm sương.Khiến trăng nước đắm mơ hồ ly biệt,Khiến trong gió ngưng đọng niềm thống thiếtCủa bao nhiêu người đẹp khát tình duyênÔm nhớ nhung còn nức nở bên đèn.
Đêm khuya vắng thêm gợi thời xa vắng,Tiếng bi ai như vẽ hình cay đắngCủa chia phôi, cùng thương tiếc đợi chờTrong bao thiên tình sử não nùng xưa.
Thấy chăng ai? trên sông khuya im sóngBâng khuâng trôi một con thuyền mơ mộng,Thuyền lênh đênh gieo giữa cõi sương tanTiếng ngậm ngùi muôn thủa của thời gian.Biết chăng ai? bao nhiêu điều cực khổVới bao nỗi hờn oan trong vũ trụCùng hẹn hò thu lại một đêm nay,Đương nỉ non thánh thót ở trên giây,Theo ngón đê mê của bàn tay nghệ sĩ.
Thuốc độc êm đềm, ôi! giọng đàn kiều mị,Bởi vì đâu gieo xuống mãi lòng taNhững giọt nồng tê tái vị say xưa?
Tan Vỡ
Thôi nhé đường đời đã biết nhau,Thà rằng quên trước khỏi quên sau.Đa mang chi nữa tình mây nước,Để mặc sương sa bạc mái đầu.Rồi ánh trăng kia với gió thâu,Với sương hồ lạnh, với ngàn lau,Với bao cảnh đẹp vui khi trướcỦ rủ vì em nặng khối sầu.
Hồ Xuân Và Thiếu Nữ
(Tặng Thạch Lam)
Trên mặt hồ in mầu ngọc biếc,Cô em đang chơi chiếc thuyền con,Lẳng lơ, như cái chuồn chuồn,Rỡn đuôi trên nước chập chờn ghẹo hoa.
Chân gió nhẹ lướt qua làn sóng,Nắng chiều xuân rung động trên cành,Mấy hàng lau yếu nghiêng mình.Cô em bỗng ngẩn ngơ tình vì đâu?
Đặt mái chèo, ngả đầu trên gối,Trông mây chiều phơi phới trên kia…Hỏi xem mây có duyên gì,Mà con chim én đi về lửng lơ…?
Trên vừng trán ngây thơ, trong sáng,Vẩn vơ qua một áng hương buồn.Giây lâu cô vẫn như cònLâng lâng trông gửi tâm hồn lên cao.
Tiếng diều sáo nao nao trong vắt,Trời quang mây, xanh ngắt mầu lơ.Thuyền trôi, nước đẩy hững hờ.Hàng cây lặng đứng trên bờ trông mong.
Ấy đăm đăm mơ mòng chi đó,Hỡi cô em má đỏ hây hây?Hỡi cô thiếu nữ trông mâyThẩn thơ nhìn chiếc én bay lưng trời?
Khiến cho cảnh bồi hồi ngây ngất,Tiếng sáo chưa nỡ dứt trên không,Khiến cho hồ nước mịt mùng,Ngày không muốn hết, ta không muốn về.
Tình Hoài
Trời buồn làm gì trời rầu rầuAnh yêu em xong anh đi đâu?Lắng tiếng gió, suối, thấy tiếng khócMột bụng một dạ một nặng nhọcẢo tưởng chỉ để khổ để tủiNghĩ mãi gỡ mãi lỗi vẫn lỗiThương thay cho em căm thay anhTình hoài càng ngày càng tày đình.
Mộng Ảnh
Dưới bóng dâm tàn lá,Một giòng suối chẩy mau.Bọt nước quanh mình đáPhun bông trắng phau phau.
Người đẹp đứng bên nguồnÓng ả như mình liễuMái tóc tả tơi buôngMặc gió cành trêu ghẹo
Cánh tay ngà lơi lảVít chĩu nhành cây xanh,Lá vàng bay lả tả:Như bướm lượn quanh mình.
Làn sóng mắt ngây thơ,Nét miệng cười tươi thắm.Chân đá nước hững hờ,Khiến cho ta mê đắm,
Ta, tấm lòng man mác,Vin hái quả cây tươiNgoảnh dâng cho Nhan Sắc,– Người đẹp đã đâu rồi.
Sáng
Nắng soi áo trắng hoe đàoTheo cô đội nón kia vào trong sương.Hơi lam xoá giải chân làngTa đi, không biết con đường về đâu?
Tối
Trời cao vàng tắt, trên câyCon cim bé nhỏ gọi ngày hôm sau,Âm thầm mây rủ rê nhauKéo đi trốn cảnh u sầu đem tăm.
Yêu
Ta đi thơ thẩn bên vườn mộng,Em nấp sau hoa khúc khích cười,Ngừng bước ta còn đương bỡ ngỡ,Lẳng lơ em ngắt đoá hồng tươi…
Em ném cho lòng ta đón lấy,Bông hoa phong kín ý yêu đương.Hay đâu hoa giấu mầm gai sắcSướt cạnh lòng ta mấy vết thương.
Yêu em từ đó ta phơi phới,Sống ở trong nguồn thú đắm say,Nhưng cũng sống trong đau khổ nữa.Miệng cười trong lúc nhắm chua cay.
Ma tuý
I
Khói chiều lên, khói huyền lên…
Mắt say đậu ở ngọn đèn dần lu.
Tưởng bầu mây gió hư vô,
Tưởng vừng trăng lạ mơ hồ đâu đây.
Ở đâu ta ở chốn này?
Nằm trong Hờ Hững gối tay Vô Tình
Nhỏ to bạn hữu quanh mình
Trông ra vẫn có mà hình như không
Ưu tư rời bỏ cõi lòng
Hình hài vụt chốc bình bồng phiêu dao…
Dật dờ, trí thấp hồn cao
Thoáng qua ngàn cánh áo đào Thiên Tiên.
II
Khói huyền lên… khói huyền lên…
Mộng pha hơi tía mây huyền trong mây
Bầu trời nồng ngát hương ngây
Kìa trông trong đắm trong say muôn hình
Lung linh vàng dội cung Quỳnh
Nhịp nhàng biến hiện những mình Tiên Nga
Chập chờn gần tưởng như xa
Ngọc reo muôn tiếng đờn ca im lìm
Hàng châu lặng lẽ rơi chìm
Dưới hồ trong biếc. – Bên thềm đăm đăm
Hai cô lả lướt nghiêng nằm
Hai cô đứng thắp hương trầm hai bên…
*
Khói huyền lên… khói huyền lên
Thuyền trôi lững thững. – Đào Nguyên đâu rồi?Thức giấcGió mây đuổi giấc mơ màng,
Tỉnh ra thấy ánh trăng vàng bên chăng.
Trước cửa sổ, đầy sân những bóng
Cành lá đen lay động vật vờ…
Một cơn gió vội vàng qua;
Sau hiên sào sạc mấy tầu chuối xanh:
Lá bay chạm bức mành vắng vẻ;
Muỗi bên màn se sẽ than thân;
Sâu thềm rủ rỉ âm thầm
Nối muôn đêm, một tiếng ân hận dài;
Dế chân cỏ siết mà bóng tối;
Bờ lau xa quốc gọi buồn theo;
Trời khuya rạng rỡ đìu hiu,
Thoảng nghe lọt tiếng sáo diều trong trăng.
Vậy là các bạn vừa được tìm hiểu về tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Thế Lữ cùng tuyển tập thơ Thế Lữ “bất tử” cùng thời gian. Hi vọng, sau khi chia sẻ cùng bài viết bạn có thêm nhiều trải nghiệm khó quên. Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng bài viết. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết sau !
>>>XEM THÊM: Tập thơ Huy Cận – nơi con chữ thẫm đẫm một nỗi sầu vạn kỉ
Giáo sưNguyễn Lân Dũnglà nhà khoa học hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực vi sinh vật học (wiki), với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho giáo dục và nghiên cứu. Ông là con trai Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân, thuộc gia đình nổi tiếng hiếu học. Giáo sư giữ nhiều vai trò quan trọng như Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, Đại biểu Quốc hội và đã được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân năm 2010.
Open this in UX Builder to add and edit content