Xuân Diệu được mệnh danh là gì phải nhìn vào những tác phẩm ông để lại cho đời. Từng câu thơ, câu văn đều phản ánh cuộc đời cũng như nội tâm mãnh liệt của người nghệ sĩ tài hoa nhưng cô độc này.
Xuân Diệu được mệnh danh là “Ông hoàng thơ tình” hay “Ông hoàng thơ tình yêu” với những áng văn, lời thơ nồng cháy tình cảm. Ông mang đến cái nhìn đa dạng về thứ xúc cảm đặc biệt của con người, chạm đến trái tim của độc giả.
Những sáng tác của ông đều mang đậm cái tôi cá nhân, sự khao khát mãnh liệt về việc nắm giữ được vũ trụ tuần hoàn. Ông luôn cảm thấy mọi thứ trôi qua quá nhanh, không tin vào những điều gọi là vĩnh viễn.
Bên cạnh vai trò sáng tác thơ văn, ông còn là nhà báo, nhà phê bình văn học. Ông hoạt động tích cực trong thời kỳ kháng chiến với nhóm Tự lực văn đoàn, viết các bài báo về tình hình chiến trường và cổ vũ tinh thần.
Xuân Diệu dành phần lớn cuộc đời để viết về tình yêu. Thơ của ông khai thác nhiều khía cạnh dưới góc nhìn của một người với tình cảm. Ngoài ra, những áng thơ trữ tình của ông thường đều có cái kết không trọn vẹn, đem lại cảm giác day dứt của mối tình dang dở.
Có lẽ sau này sẽ có nhiều thi sĩ xuất hiện và làm thơ về xúc cảm từ trái tim nổi bật. Nhưng Xuân Diệu vẫn mãi là cái tên chiếm vị trí riêng trong nền văn học Việt Nam với nội tâm độc đáo của mình.
Biệt danh của Xuân Diệu có được cũng nhờ những con chữ ông chọn lọc và sử dụng trong từng bài thơ có lãng mạn, có vui vẻ nhưng cũng buồn man mác và thèm khát. Có lẽ tác giả chưa bao giờ cảm thấy thỏa mãn với đời sống tình cảm của mình và cũng không có cái nhìn tròn đầy cho câu chuyện của người khác.
Ông luôn cảm thấy mọi thứ không tới được với điều mình mong muốn. Vậy nên ngay cả trong thơ văn hay lối sống ông cũng có sự vội vàng khó có thể hiểu được.
Nỗi niềm này không chỉ là nội tâm cá nhân mà còn vì cuộc hôn nhân duy nhất không có kết quả viên mãn. Ông và NSND Bạch Diệp đến với nhau qua mai mối, chung sống được 6 tháng rồi chia tay.
Đến cuối cùng, tình yêu mà Xuân Diệu tạo ra chỉ có trong áng văn và vần thơ.
Nhà phê bình văn học Hoài Thanh nhận định về Xuân Diệu là “Nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”. Ông hiện đại nhưng không mất đi nét truyền thống, có sính ngoại, nhận lại nhiều lời khen chê nhưng vẫn giữ được chất riêng.
Phong cách thơ của Xuân Diệu rất tân thời, sử dụng lối diễn đạt mới mẻ và sáng tạo. Ông luôn đứng từ góc nhìn cá nhân để sáng tác, lồng ghép cái tôi đậm đà trong câu chữ.
Phong cách phương Đông và phương Tây được ông dùng một cách hài hoà. Ông học thêm từ các tác phẩm trong văn học Pháp và vận dụng vừa đủ nên mang đến nét riêng, phù hợp với từng giai đoạn thời đại.
Sau này khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Xuân Diệu dành trọn tâm huyết để sáng tác thêm nhiều bài thơ ca ngợi Đảng Cộng sản. Ông còn viết nhiều truyện ngắn và tiểu luận để cổ vũ tinh thần, hoạt động trong vai trò của một nhà văn kháng chiến.
Xuân Diệu được mệnh danh là gì được lý giải vô cùng rõ ràng qua phong cách sáng tác và nội dung các tác phẩm của ông. Biệt danh “Ông hoàng thơ tình” sẽ mãi dành cho ông mà không ai có thể thay thế được.
Xem thêm:
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng là nhà khoa học hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực vi sinh vật học (wiki), với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho giáo dục và nghiên cứu. Ông là con trai Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân, thuộc gia đình nổi tiếng hiếu học. Giáo sư giữ nhiều vai trò quan trọng như Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, Đại biểu Quốc hội và đã được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân năm 2010.
Kẽm chống ăn mòn được sử dụng phổ biến trong đời sống, đặc biệt là…
Nhiều người không phân biệt được khôn xiết hay khôn siết đúng chính tả. Cùng…
Say sưa hay say xưa hay xay xưa là ba từ thường khiến người Việt…
Tổng quan về than hoạt tính Nó là gì? Than hoạt tính, một loại vật…
Chặt chẽ hay chặt chẻ hay chặt trẽ là các cụm từ dễ gây ra…
Ngày nay, việc dọn dẹp nhà cửa trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết…
This website uses cookies.